Bài học Việt Bắc giúp các em cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Ngoài ra, các em có thể xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng với nội dung kiến thức được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu, dễ ghi nhớ hỗ trợ cho các em trong quá trình tiếp thu bài học được tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tốt và có kết quả thật cao.
Tóm tắt bài
2.1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Tháng 10 - 1954, những người kháng chiến từ căn cứ mìên núi về miền xuôi.
- Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô.
- Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc .
b. Kết cấu
- Theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca.
c. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 8 câu đầu: cảm xúc cuộc chia tay.
- Phần 2: tiếp đến câu 20: lời người Việt Bắc.
- Phần 3: còn lại: lời người cách mạng.
d. Chủ đề
- Ca ngợi về cuộc sống và con người kháng chiến thể hiện tình cảm thủy chung của người cách mạng với người dân Việt Bắc
2.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người
- Bốn câu đầu: lời của người ở lại
- Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về.
- Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao.
- Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm” một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn.
⇒ Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính.
- Bốn câu sau: lời của người về
- Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước.
- Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt bắc thân thương giản dị.
- Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc.
⇒ Tâm trạng bịn rịn, lưu luyến, xúc động.
b. Lời người Việt Bắc
- Nhịp thơ 2/4 ở câu lục, nhịp thơ 4/4 ở câu bát cùng với phép lặp cấu trúc cú pháp, điệp từ tạo nên sự đối xứng khiến cho bao kỉ niệm không rời rạc mà trở nên ngân nga da diết
- Hình ảnh:
- Mưa nguồn, suối lũ, mây mù ⇒ thiên nhiên đẹp nhưng đầy nguy hiểm.
- Miếng cơm chấm muối ⇒ cuộc sống thiếu thốn khổ cực.
- Trám măng ⇒ đặc sản của Việt Bắc.
- Mối thù nặng vai ⇒ trách nhiệm nặng nề.
- Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son ⇒ cuộc sống nghèo khó nhưng tình thương dạt dào.
- Kháng Nhật, Việt minh ⇒ buổi đầu cách mạng gian khổ.
- Những địa danh Tân Trào, Hồng Thái nơi diễn ra những sự kiện quan trọng.
⇒ Tất cả những kỉ niệm từ sinh hoạt hằng ngày đến đánh trận đều được người dân Việt Bắc kể lại đầy ngậm ngùi nhung nhớ.
c. Lời của người cách mạng
- Nhớ cảnh và người Việt Bắc
- Người cách mạng khẳng định nỗi nhớ của mình với Việt Bắc.
- Điệp từ nhớ khẳng định tình cảm thủy chung trước sau như một.
- Thiên nhiên
- Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian
- Ánh trăng buổi tối
- Ánh sáng ban chiều
- Những bản làng mờ trong sương sớm
- Những bếp lửa hồng lúc đêm khuya
- Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian
- Con người
- Những ngày tháng đông cảm cộng khổ
- Chăn sui đắp cùng
- Người mẹ cơ cực trong lao động
- Lớp học bình dân
- Sinh hoạt cơ quan
- Tiếng mõ tiếng chày
- Sự hòa quyện giữa cảnh và người
- Mùa đông: màu đỏ của hoa chuối và dao gài thắt lưng -> con người hiện lên vẻ đẹp hiên ngang làm chủ núi rừng.
- Mùa xuân: mơ nở trắng rừng và người đan nón -> vẻ đẹp con người chăm chỉ tỉ mỉ.
- Mùa hè: rừng phách đổ vàng, con người hái măng một mình -> vẻ đẹp cần cù.
- Mùa thu: trăng rọi hòa bình, tiếng hát ân tình thủy chung -> sự chung thủy.
⇒ Âm hưởng trữ tình tạo khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình yêu thương đồng chí, đồng bào, tình yêu thiên nhiên, đất nước.
- Kỉ niệm Việt Bắc anh hùng
- Nghệ thuật nhân hóa: rừng cây cũng biết đánh tây.
- Điệp từ nhớ kết hợp với các địa danh cụ thể gắn liền với những chiến công oanh liệt trong chiến đấu.
- Những hình ảnh không gian rộng lớn.
- Những từ láy “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”.
- Biện pháp so sánh như là đất rung.
- Nghệ thuật cường điệu: bước chân nát đá.
- Động từ “vui” kết hợp với biện pháp liệt kê: Hòa Bình, Tây bắc, Điện Biên… gợi lên niềm vui như được lan tỏa ra khắp đất nước chứ không riêng gì Việt Bắc.
⇒ Diễn tả khí thế hào hùng của cuộc hành quân kháng chiến. Tất cả các lực lượng bộ đội dân công đều cùng hợp sức để tạo nên thẳng lợi cuối cùng.
- Niềm tin cách mạng
- Nhớ Việt Bắc là nhớ về Đảng, nhớ về trung ương về chính phủ với những chủ trương đường lối đúng đắn.
- Biện pháp liệt kê: “điều quân”, “phát động”, “ mở đường” cho thấy những việc làm và đường lối của Đảng quan trọng.
- Nhớ về Việt Bắc là nhớ về Bác Hồ.
- Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là niềm tin của nhân dân, nơi hội tụ tình cảm suy nghĩ niềm hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước.
⇒ Khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc bằng những vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình.
d. Nghệ thuật
- Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết.
- Lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca (nhưng qua lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài chính là lời độc thoại của tâm trạng).
- Cách xưng hô mình – ta; phép điệp giàu tính truyền thống.
- Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
- Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc.
- Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt…
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Em hãy Phân tích tính dân tộc trong đoạn trích “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả.
- Giới thiệu về tác phẩm.
b. Thân bài
- Ở phương diện nội dung:
- Bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả.
- Tác phẩm đã đề cập đến truyền thống ân nghĩa thủy chung.
- Ở phương diện nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn với những câu thơ lúc hùng tráng, lúc tha thiết, sâu lắng, nhẹ nhàng.
- Kết cấu: Cách cấu tứ gần với lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao- dân ca.
- Hình ảnh: Nhiều hình ảnh mang đậm tính dân tộc (núi, nguồn…), hình ảnh mang tính giai cấp được sử dụng một cách tự nhiên và sáng tạo
- Ngôn ngữ:
- Cặp đại từ nhân xưng “ta”- “mình” và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bài thơ gần với hình thức ca dao về tình cảm lứa đôi.
- Nhạc điệu: Nhiều từ ngữ được lặp lại nhiều lần (nhớ, ta, mình…) tạo âm điệu nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không đơn điệu (lúc hùng tráng, lúc trang nghiêm).
- Chất liệu văn học và văn hóa dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca dao trữ tình.
- Đánh giá: Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thi phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thành công đó, môt phần chính là ở giọng thơ tâm tình ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Với những đặc điểm trên, Tố Hữu đã thực sự lôi cuốn người đọc đến với tác phẩm này và đã làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng nhân dân.
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của cá nhân về đoạn trích.
4. Soạn bài Việt Bắc
Tình nghĩa của người Việt Bắc với người Cách mạng son sắt, thủy chung từ ngày đầu cuộc kháng chiến cho đến khi cuộc kháng chiến giành được thắng lợi vẻ vang đã được nhà thơ Tố Hữu thể hiện rõ qua bài thơ Việt Bắc. Để cảm nhận được tình cảm keo sơn ấy, cũng như nắm được nội dung cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Việt Bắc.
5. Một số bài văn mẫu Việt Bắc
Để biết được cách lập dàn bài và viết một bài văn hoàn chỉnh về bài thơ Việt Bắc, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: