Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

Truyện ngắn Vi hành sẽ đưa các em trở về một giai đoạn lịch sử qua lăng kính của văn học. Để tìm hiểu rõ hơn về truyện ngắn cũng như nắm được nội dung trọng tâm của bài học, Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng văn bản Vi hành. Chúc các em có thêm một bài giảng thú vị.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

  • Hoàn cảnh sáng tác - Xuất xứ: 
    • "Vi hành" là truyện ngắn của Hồ Chí Minh được viết bằng tiếng Pháp và được đăng trên báo "Nhân đạo" vào ngày 19/02/ 1923 và được Phạm Huy Thông dịch ra tiếng việt
    • Giữa năm 1922 thực dân Pháp đã đưa vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa, nhằm âm mưu lừa bịp nhân dân Pháp, phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình: tuyên truyền cho sức mạnh và công khai hóa của chúng đối với dân thuộc địa, kêu gọi đầu tư vào Đông Dương. Đầu năm 1923, Bác viết tác phẩm này cùng với hàng loạt tác phẩm như truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc, vở kịch Con rồng tre để vạch trần bộ mặt thật của vua Khải Định và chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.
  • Ý nghĩa nhan đề
    • "Vi Hành” tiếng Pháp là "Incognito" nghĩa là: ngầm, bí mậtkhông công khai
    • Dịch giả Huy Thông chọn từ Hán Việt “Vi Hành” → ngày xưa các nhà vua thường cải trang đi lên, tìm hiểu dân chúng.
    • Vua Khải Định “Vi Hành” → Đi lén để thỏa thích ăn chơi phục vụ nhu cầu cá nhân → Nhằm châm biếm, mỉa mai

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Tạo tình huống nhầm lẫn

  • Nhầm lẫn vô tình của người dân Pháp (nhầm lẫn nhân vật tôi và vua Khải Định của đôi thanh niên Pháp)
    • Tình huống nhầm lẫn này có hiệu quả thuyết phục cao: miêu tả vua Khải Định trong không khí hài hước rất tự nhiên, dân chủ khi cái nhìn về nhân vật xuất phát từ những người dân sống trên đất nước văn minh, dân chủ; giữ được thái độ khách quan, tránh hạ bệ một cách cần thiết và không cần cho nhân vật xuất hiện mà vẫn khắc họa được rõ nét chân dung nhân vật
    • Đồng thời vạch trần bộ mặt thật của vua xứ An Nam - một ông vua bù nhìn, sang Pháp chỉ vì lợi ích cá nhân thấp hèn, một ông vua lố lăng, kệch cỡm; không xứng đáng đại diện cho quyền lợi của nhân dân.
  • Nhầm lẫn cố tình của chính phủ Pháp (nhầm tất cả những người da vàng trên đất Pháp là vua Khải Định): Bằng một mũi tên: tình huống nhầm lẫn, Bác đã bắn trúng được hai mục đích
    • Hạ bệ vua Khải Định bằng hình thức lố bịch hóa khách quan mà rất sinh động, ấn tượng từ nhiều góc cạnh
    • Chế giễu hành động thi hành công vụ chặt chẽ mà ngớ ngẩn của mật thám Pháp; lên án chế độ thuộc địa của thực dân Pháp - một nước tự xưng là mẫu quốc, một nước lớn dân chủ, văn minh mà lại quá hèn hạ, đê tiện.

b. Dùng hình thức viết thư

  • Hình thức viết thư như một lời trao đổi với người thân, đem đến cho tác phẩm nhiều hiệu quả độc đáo:
  • Tạo thêm tính khách quan, chú ý cho tác phẩm
  • Tạo niềm tin cho độc giả về việc đây là một câu chuyện có thật, không phải do hư cấu mà ra...

c. Nghệ thuật trào phúng

  • Kết hợp chặt chẽ giọng văn hài hước, mỉa mai với lối chơi chữ tạo không khí dí dỏm, nhẹ nhàng mà không kém phần sâu sắc, tăng thêm sức thuyết phục cho tác phẩm
  • Xây dựng những mâu thuẫn gây cười nhằm tố cáo mạnh mẽ
  • Trong hình tượng vua Khải Định: mẫu thuẫn giữa hình ảnh thiên tử với mục đích vi hành tốt đẹp >< một tên hề với hành động lố lăng bừa bãi; một con rối trong tay thực dân Pháp
  • Trong hình ảnh thực dân Pháp mâu thuẫn giữa thói lừa bịp giả trá: khai hóa văn minh , tự do dân chủ nhưng lại thi hành chính sách vô cùng tàn nhẫn với nhân dân thuộc địa, thực hiện theo dõi sát sao những người dân Việt trên đất nước Pháp; một đất nước văn minh mà dân chúng mà dân chúng - nhất là thanh niên - lại kì thị chủng tộc, chạy theo thị hiếu tầm thường để thỏa mãn sự tò mò, hiếu kì về những chuyện giật gân.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Đả kích chế độ bấy giờ (vua bù nhìn Khải Định, những trò bịp bợm của thực dân Pháp)
      • Thể hiện thái độ của người dân với thực dân Pháp và vua Khải Định
    • Nghệ thuật

      • Tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại: 
      • Tình huống nhầm lẫn đặc sắc
      • Hình thức bức thư độc đáo
      • Cách kể chuyện hóm hỉnh, kết hợp giữa tả và kể

2. Soạn bài Vi hành

Vi hành được sáng tác vào dịp vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây (Marseille). Trong thời gian này, dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội. Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước. Để nắm được những kiến thức cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Vi hành.

3. Một số bài văn mẫu về Vi hành

Tác phẩm Vi hành hướng đến mục đích chính trị: cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới thấy rõ sự vô dụng của Khải Định, một tên vua bù nhìn, ngu dốt, không phải là kẻ đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam; đồng thời vạch trần bộ mặt xảo trá của những kẻ thực dân. Tác giả đã tạo nên những tình huống nhầm lẫn, sử dụng hình thức viết thư và dùng giọng điệu mỉa mai, dí dỏm để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình một cách rất thành công. Để nắm vững nội dung bài học cũng như phân tích được tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?