Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)

Bài học giúp học sinh hiểu được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm qua bức tranh chi tiết, sinh động về cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa. Đồng thời, cũng cho ta thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả.  

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Lê Hữu Trác

  • Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông, quê ở huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên)
  • Là một danh y tâm huyết và đức độ, đồng thời cũng là một nhà văn, nàh thơ có những đóng góp đáng ghi nhận cho nước nhà.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển- là một công trình nghiên cứu y học xuất sắc trong thời trung đại Việt Nam

b. Tác phẩm

  • Tác phẩm: "Thượng kinh kí sự"  là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục
  • Thể loại: Kí sự là một thể kí, ghi chép những sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh
  • Đoạn trích " Vào phủ chúa Trịnh" nằm ở phần đầu tác phẩm kể về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

1.2. Đọc- hiểu văn bản

a. Cuộc sống trong phủ chúa Trịnh

  • Quang cảnh
    • Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, mỗi của đều có lính canh gác, có điếm " Hậu mã quân túc trực"
    • Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, gió đưa thoang thoảng mùi hương
    • Bên trong: Có đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, đồ nghị trượng sơn son thếp vàng
    • Đến nội cung thế tử: phải qua năm, sáu lần trướng gấm, đồ đạc sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, hương hoa ngào ngạt.
  • Cung cách sinh hoạt: 
    • Nhiều nghi lễ: Khi vào phủ theo lệnh chúa thì có tên đầy tớ chạy trước hét đường, trong phủ: người giữ của rộn ràng
    • Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính và lễ độ 
    • Bữa cơm sáng đầy những của ngon vật lạ, đồ dùng mâm vàng chén bạc
    • Chúa Trịnh luôn có phi tầng chấu trực xung quanh
    • Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có người hầu ở bên

⇒ Giá trị hiện thực: Phủ chúa với cuộc sống xa hoa, tráng lệ không đâu sánh bằng đến tuyệt đỉnh và uy quyền tuyệt đối của nhà chúa.

b. Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của tác giả:

  • Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống phủ chúa: Không đồng tình với cuộc sống xa hoa, dửng dưng với sự quyến rũ của vật chất  cảm thấy ngột ngạt, không có khí trời.
  • Tâm trạng khi bắt mạch, kê đơn:  hiểu rõ căn bệnh của thế tử và đã thẳng thắn đưa ra những kiến giải hợp lí, thuyết phục, có cách chữa đúng bệnh và bảo vệ ý kiến của mình

⇒ Một người thầy thuốc tài năng, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm, coi thường danh lợi, yêu thích cuộc sống giản dị thanh đạm.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Đề: Giá trị hiện thực sâu sắc qua đoạn trích "vào phủ chúa Trịnh"

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"
  • Dẫn dắt vào vấn đề: giá trị hiện thực (nêu khái quát)

b. Thân bài 

  • Giá trị hiện thực của đoạn trích được thể hiện rất rõ qua những chi tiết hình ảnh mà tác giả đã ghi lại trong đoạn trích
    • Quang cảnh và cung cách sinh hoạt: cục kì xa hoa, tráng lệ không đâu sánh bằng
    • Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa với những hành lang quanh co nối tiếp nhau, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác
    • Khuân viên phủ chúa rộng. Trong vườn, cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, thoang thoảng mùi hương
    • Đại đường: nghi trượng thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều....⇒ uy nghi, sang trọng với những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
    • Đến nội cung phải qua năm, sáu trướng gấm 
    • Cung cách sinh hoạt: nghi lễ, khuôn phép, cách nói năng của người hầu kẻ hạ.... ⇒ cao sang, uy quyền tột đỉnh

⇒ Tác giả đã tái diễn một cách chân thực nhất hiện thực của cuộc sống của chúa Nguyễn: một cộc sống xa hoa, lộng lẫy, một cuộc sống đầy quyền uy và giàu sang. 

  • Một số chi tiết hình ảnh thế hiện rất đắt giá trị hiện thực
    • Thế tử - một đứa bé chừng năm, 6 tuổi ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thầy thuốc - một cụ già quỳ lạy để rồi thế tử cười và ban cho lời khen "ông này lạy khéo" ⇒ là một chi tiết vừa chân thực vừa hài hước kín đáo: nói lên quyền uy tối thương của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp bé của người thầy thuốc. Qua chi tiết đó ta thấy được nhân cách của thế tử cũng như lí giải được phần nào sự lầm than và khổ cực của nhân dân bấy giờ
    • Chi tiết tả cảnh bước vào nơi ở của thế tử: "Ở trong tối ôm, không thấy có cửa ngõ gì cả, Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy"  ⇒ mặc dù được bao bọc trong nhung lụa nhưng thiếu sinh khí và gió trời
    • Chi tiết bữa cơm sáng với đầy đủ các món ngon vật lạ, đồ dùng: mâm vàng chén bạc ⇒  sự xa hoa quá mức >< sự lầm than cực khổ của nhân dân lúc bấy giờ khi triều đình phong kiến mục rỗng và thối nát
    • Tất cả đồ vật đều được sơn son thếp vàng: chi tiết này ẩn dụ cho quyền lực tột đỉnh của chúa Trịnh. Bởi theo quan niệm ngày xưa hai màu vàng và đỏ là hai màu mà chỉ người có quyền lực cao nhất của mỗi nước mới được sủ dụng.

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá khái quát lại vấn đề
  • Nhấn mạnh và mở rộng vấn đề

3. Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác là một kí sự kể về việc tác giả được Chúa Trịn mời vào phủ để chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán. Để nắm được những nội dung của bài học cũng như trả lời được các câu hoirtrong SGK, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Vào phủ chúa Trịnh.

4. Một số bài văn mẫu văn bản Vào phủ chúa Trịnh

Vào phủ chúa Trịnh là văn bản được trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. Đây là đoạn nằm ở phần đầu tác phẩm kể về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa Trịnh để bắt mạch, kê đơn cho thái tử con của chúa Trịnh Sâm. Để hiểu thêm về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?