Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Bài giảng hôm nay sẽ đưa các em đến gần hơn với tác gia Nguyễn Đình chiểu - một cuộc đời, một nhân cách cao cả giữa thời đại và nền văn học nước nhà. Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Tóm tắt bài

1.1. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, xuất thân trong gia đình nhà nho
  • Ông sinh năm 1822 tại Gia Định (Quê mẹ), quê cha là Phong Điền, Thừa Thiên Huế
  • Năm 1843 thi đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
  • Năm 1849, sắp thi thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi để về quê chịu tang mẹ. Dọc đường vất vả, lại thương mẹ, khóc nhiều, ông bị đau nặng và bị mù. Sau đó ông về Gia Định vừa dạy học, vừa bôc thuốc, vừa làm thơ, sống giữa tình thương và sự hâm mộ của dân chúng.
  • Nhận xét:
    • Ông có một cuộc đời bất hạnh, công danh nghẽn lối, bệnh tật mù lòa nhưng là một người có nghị lực phi thường, vượt lên trên số phận.
    • Ông sống giữa thời đại: thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc. Trên bối cảnh ấy, tấm lòng yêu nước thương dân của của ông ngời sáng.

⇒ Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, cao đẹp về nhân cách về nghị lực, về lòng yêu thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

1.2. Sự nghiệp thơ văn

a. Những  tác phẩm chính

  • Trước khi thực dân Pháp xâm lược
    • Các tác phẩm:  Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu với mục đích truyền bá đạo lí làm người
  • Sau khi thực dân Pháp xâm lược:  
    • Sáng tác của ông chính là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp
    • Các tác phẩm nổi bật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Phan Tòng, Ngư tiều y thuật vấn đáp...

b. Nội dung thơ văn

  • Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: Ca ngợi những con người có phẩm chất tốt đẹp; những con người nhân hậu thủy chung, ngay thẳng, dám đấu tranh với cái xấu cái ác.
  • Lòng yêu nước thương dân:
    • Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm gây thảm họa cho nhân dân
    • Phản ánh thảm cảnh đau thương của đất nước
    • Ca ngợi những tâm gương hi sinh vì đất nước, vì nhân dân.

⇒ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trở thành lá cờ đầu của văn học yêu nước chống thực dân Pháp trong cả nước. Biểu dương khích lệ tinh thần, ý chí  cứu nước của nhân dân sĩ phu đương thời.

c. Nghệ thuật thơ văn

  • Bút pháp trữ tình đạo đức
  • Sắc thái Nam bộ đậm đặc
    • Ngôn ngữ
    • Nhân vật

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Đề: Cảm nhận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Gợi ý làm bài:

  • Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề (Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và sự nghiệp thơ văn của ông)
  • Thân bài (Các em có thể tham khảo các gợi ý sau)
    • Cuộc đời:
      • Ngay từ nhỏ, Nguyễn Ðình Chiểu đã theo cha chạy giặc. Từ một cậu ấm con quan, bỗng chốc trở thành một đứa trẻ thường dân sống trong cảnh chạy loạn, trả thù, chém giết.
      • Lớn lên, bị bệnh mù mắt, bị gia đình giàu có bội ước, công danh dang dở. Mặc dù cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều bất hạnh nhưng lúc nào ông cũng gắn bó với nhân dân. 
      • Tuy sống trong cảnh mù lòa nhưng Nguyễn Ðình Chiểu đã tiến thân thành danh bằng con đường hành đạo của mình. Ông đã mở lớp dạy học, viết văn và hốt thuốc chữa bệnh cho dân. Lúc nào ông cũng quan tâm lo lắng cho chiến sự. Ở đâu ông cũng làm cùng một lúc ba nhiệm vụ của ba người tri thức để cứu dân, giúp đời.
      • Nguyễn Ðình Chiểu là một người có nghị lực và phẩm chất tốt đẹp, phải có nghị lực phi thường và khí phách cứng cỏi thì Nguyễn Ðình Chiểu mới vượt qua những bất hạnh của cá nhân và thời cuộc để đứng vững trước cơn binh lửa hãi hùng của lịch sử mà không sờn lòng, nản chí. 
    • Sự nghiệp:
      • Văn chương chưa phải là toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Ðùnh Chiểu. Sự nghiệp của ông còn lớn hơn nhiều. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà giáo, người thầy thuốc và là một nhà tư tưởng. Nhưng văn chương của ông đồ sộ đủ đứng thành sự nghiệp riêng.
      • Nguyễn Ðình Chiểu bắt đầu viết văn sau khi mù, hầu hết các tác phẩm đều viết bằng chữ Nôm. Căn cứ vào nội dung có thể chia ra thành hai thời kỳ sáng tác:
      • Trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ: Tác phẩm Lục Vân Tiên là tác phẩm đầu tay, có tính chất tự truyện...
      • Sau khi Pháp xâm lược Nam Kỳ :
        • Tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp chủ yếu nói về các phương thuốc và nghề làm thuốc nhưng tràn đầy tinh thần yêu nước.
        • Các bài thơ Ðường luật, các bài hịch, văn tế… tiêu biểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(1861), Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Ðịnh(1864), Mười bài thơ điếu Phan Tòng(1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh(1874), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Hịch đánh chuột chưa xác định thời điểm sáng tác.

→Với những tác phẩm nổi tiếng của mình, Nguyễn Ðình Chiểu trở thành người có uy tín lớn. Bọn thực dân nhiều lần tìm cách mua chuộc ông nhưng ông vẫn một mực từ chối các ân tứ. (Có nhiều giai đoạn về thái độ bất hợp tác của Nguyễn Ðình Chiểu với kẻ thù).
⇒ Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ mù Nam Bộ là một bài học lớn về lòng yêu nước, về việc sử dụng ngòi bút như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Tấm gương Nguyễn Ðình Chiểu theo thời gian vẫn không mờ đi chút nào.

  • Kết bài: Trình bày những cảm nhận về tác giả mà các em cảm thấy tâm đắc nhất.

3. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Để hiểu và nắm được những kiến thức cần đạt về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

4. Hỏi đáp về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?