Văn bản

Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Văn bản để nắm nội dung trọng tâm của bài học: khái niệm, đặc điểm cơ bản của văn bản và các loại văn bản. Đồng thời bài giảng cũng sẽ giúp các em nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản. Chúc các em có một bài học thú vị!

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm, đặc điểm

  • Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn
  • Đặc điểm: 
    • Ví dụ: văn bản sau

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao".

⇒ Nhận xét:

♦ Về nội dung: Văn bản có một chủ đề nhất định. Các câu, các đoạn gắn kết với nhau về ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề (chủ đề: tinh thần đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết)

♦ Về hình thức: Các câu trong văn bản có những mối liên hệ, quan hệ nhất định. Toàn bộ mối quan hệ ấy tạo nên cấu trúc của văn bản. Cấu trúc đó chỉ ra vị trí của các câu và sự liên hệ của chúng với các câu xung quanh.

♦ Tính mạch lạc của văn bản thể hiện ở các phương tiện liên kết câu, các phần với nhau để tạo nên văn bản (văn bản trên có sự sắp xếp cá từ ngữ, các phần "một cây- ba cây", "lên non- lên hòn núi cao" với nhau hợp lí, chặt chẽ để tạo nên văn bản)

  • Những đặc điểm cơ bản của một văn bản
    • Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn
    • Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc
    • Văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
    • Văn bản có mục đích giao tiếp nhất định

1.2. Các loại văn bản

Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân loại văn bản như sau:

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí....)
  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch...)
  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học...)
  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết...)
  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn....)
  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí ( bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm)

Bài tập minh họa

 
 

Ví d​ụ: 

Tìm các ví dụ để làm rõ hơn các loại văn bản được phân loại theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp

Gợi ý làm bài

 

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
    • Dạng nói: lời ăn tiếng nói hằng ngày, lời trao đổi, trò chuyện
    • Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…
  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
    • Một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung
    • Ví dụ: Truyện ngắn: chiếc lược Ngà, Bến quê.....; thơ: Sang thu, mùa xuân nho nhỏ,...hay một câu ca dao như:

"Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân   
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc   
Em lấy chồng rồi, anh tiếc lắm thay! "

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học 
    • Tồn tại ở 2 dạng: dạng nói: bài giảng, nói chuyện khoa học,…; dạng viết giáo án, sách, vở,…
    • Ví dụ như: Bài giảng, bài báo cáo khoa học nghiên cứu về một hiện tượng khoa học trong đời sống
  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính 
    • Được dùng trong lĩnh vực hành chính
    • Ví dụ:  Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, …

  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
    • Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
    • Ví dụ: lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng
  • Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
    • Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,...
    • Các văn bản được đăng trên báo hằng ngày như: báo Thanh Niên...., các đoạn phóng sự thông tin về các sự kiện.....

3. Soạn bài Văn bản

Để hiểu được khái niệm, đặc điểm cơ bản của văn bản và các loại văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn Văn bản.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?