Uy-Lít-Xơ trở về

Bài giảng Uy-Lít-Xơ trở về sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp, đồng thời cũng giúp các em hiểu rõ hơn đặc điểm của sử thi, trau dồi thêm kĩ năng phân tích, lí giải tâm lí nhân vật. Chúc các em có thêm một bài học thú vị!

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả: 

  • Tác giả Hô-me-rơ: Sống vào khoảng thế kỉ IX - VIII trước CN, là tác giả của hai thiên sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.
  • Xuất thân: con một gia đình nghèo, được sinh ra bên dòng sông Mê-Lét (có tên là Mê-lê-xi-gien - con của dòng sông Mê-lét)
  • Ông là một nghệ sĩ mù thông thái, thường đi qua nhiều thành bang để kể về truyện thơ của mình và là "cha đẻ của thơ ca Hi Lạp"

b. Sử thi"Ô-đi-xê"

  • Nguồn gốc, chủ đề: 
    • I-li-át và Ô-đi-xê đều khai thác từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa
    • I-li-át là bài ca chiến trận ca ngợi người anh hùng Asin, một biểu tượng của sức mạnh thể chất
    • Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành Tơ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.
    • Chủ đề chính của Ô-đi-xê: Bài ca lao động, hoà bình, thể hiện cuộc sống và mơ ước của người Hi Lạp cổ đại trong cuộc chinh phục thiên nhiên, mở rộng giao lưu, xây dựng cuộc sống gia đình.
  • Tóm tắt tác phẩm:
    • Sau chiến thắng thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ cùng đồng đội trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh 10 năm trời đằng đẵng, vượt qua bao nhiêu khó khăn.
    • Bị nữ thần Ca-líp-xô cầm giữ trên đảo; bị bão làm đắm chìm bè, trôi dạt vào xứ Phê-a-xi. Ở đây chàng kể lại những chuyện li kì như: vào nơi ở của những tên khổng lồ một mắt, đi qua đảo của những nàng tiên cá Xi-ren có tiếng hát du dương...
    • Được vua xứ Phê-a-xi giúp đỡ, chàng trở về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng phải giả dạng hành khất trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội; trải qua thử thách cùng vợ, đoàn tụ với gia đình.
    • Kết thúc: nữ thần A-tê-na đứng ra hòa giải cuộc xung đột giữa gia đình chàng và gia đình người cầu hôn

c. Đoạn trích

  • Vị trí đoạn trích: Khúc ca XXIII gần cuối thiên sử thi.
  • Nội dung: Chủ yếu kể lại cuộc đấu trí giữa hai vợ chồng: Uy-lít-xơ vượt qua thử thách của vợ để đoàn tụ với gia đình
  • Bố cục: 2 đoạn
    • Đoạn 1: (từ đầu đến "kém gan dạ") Tác động của nhũ mẫu và Tê-lê-mác đối với Pê-nê-lốp.
    • Đoạn 2: (phần còn lại) Cuộc đấu trí giữa hai vợ chồng Uy-lít-xơ, gia đình đoàn tụ.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê và Tê-lê-mác đối với Pê-nê-lốp

  • Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê đối với Pê-nê-lốp
    • Nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về → Pê-nê-lốp có thái độ hoài nghi: nàng cho rằng đó là một vị thần đã trừng phạt bọn người "láo xược" và tin rằng chồng mình "đã hết hy vọng trở lại đất A-cai"
    • Nhũ mẫu đưa bằng chứng về vết sẹo của Uy-lít-xơ và đem "tính mệnh ra đánh cuộc" → Pê-nê-lốp cảm thấy phân vân: Tự thần hóa câu chuyện, trấn an nhũ mẫu, tự trấn an mình và đến khi gặp chồng lòng nàng cũng rất đỗi phân vân
  • Tác động của Tê-lê-mác đối với Pê-nê-lốp
    • Tê-lê-mác trách móc nhẹ, gay gắt → Pê-nê-lốp phân vân và xúc động dữ dội khi bị tác động bởi những lời nói của nhũ mẫu và con trai, tuy vậy, Pê-nê-lốp vẫn hết sức kiên định, thận trọng

b. Cuộc đấu trí giữa hai vợ chồng Uy-lít-xơ, gia đình đoàn tụ

  • Pê-nê-lốp thử thách chồng một cách tế nhị, thông qua con trai → Uy-lít-xơ nhận ra ý muốn thử thách của vợ "mỉm cười" chấp nhận
  • Pê-nê-lốp thử thách chồng bằng bí mật - chiếc giường cưới → Uy-lít-xơ nói với con trai và cũng là nói với Pê-nê-lốp: một cách trầm tĩnh, cân nhắc, bàn với con cách xử trí bọn cầu hôn đã chết. Uy-lít-xơ đã vượt qua thử thách băng cách miêu tả cặn kẽ chiếc giường cưới.
  • Pê-nê-lốp nhận ra chồng: vui mừng, hạnh phúc tột độ  → Uy-lít-xơ nhận lại vợ: vui mừng, khôn xiết, cảm xúc dạt dào

c. Nhận xét về hai nhân vật chính 

  • Pê-nê-lốp 
    • Phép thử bí mật về chiếc giường cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời về trí tuệ và tâm hồn, khát vọng bình yên, hạnh phúc, thủy chung của Pê-nê-lốp.
      • Vẻ đẹp trí tuệ: Chiếc giường qua những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết với nhau là điều kiện nàng đưa ra để đảm bảo cho sự bền vững gia đình, giải tỏa nhiều mối nghi ngờ và củng cố tình cảm gia đình.
      • Vẻ đẹp tâm hồn: Khi đã gạt bỏ mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê-lốp thể hiện tình cảm của mình bằng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát khao mong chờ về một hạnh phúc bình yên khi mà ở đó có sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau
  • Uy-lít-xơ
    • Sau khi đánh đuổi bọn cầu hôn, với bộ áo quần hành khất, chàng vẫn kiên nhẫn chờ đợi tình cảm của Pê-nê-lốp. Từ kiên nhẫn chờ đến tâm trạng lo âu dù chàng đã tắm rửa và thay bộ đồ mới nhưng vợ chàng vẫn chưa nhận chàng là chồng.
    • Cuối cùng là tâm trạng cảm thông, trân trọng của Uy-lít-xơ. Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất cao quý, nhẫn nại, bình tĩnh và tự tin. Đặc biệt là niềm tin mãnh liệt vào Pê-nê-lốp. Đây là phẩm chất trí tuệ cao quý của nhân vật.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Đề: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Uy-lít-xơ

Gợi ý làm bài

  • Dưới đây là những gợi ý cho các em tham khảo:
    • Uy-lít-xơ là nhân vật trung tâm của đoạn trích, và của tác phẩm Ô-đi-xê. Nhân vật hiện lên với vẻ đẹp cao cả và phi thường.
    • vẻ đẹp ngoại hình: Uy-lít- xơ đẹp như 1 vị thần (sau khi tắm xong...)
    • Chàng còn là người có sức mạnh phi thường: Uy đã cùng con trai giết chết 108 vị cầu hôn. 
    •  tuệ hơn người: Cải trang thành người hành khất, bí mật cùng con trai bàn kế hoạch, biết nhận ra thái độ và thử thách của vợ... nhắc nhở con trai đề phòng...
    • Phong thái điềm tĩnh, tự tin: Chấp nhận thử thách của Pê-nê-lốp
    • Chung thủy, ân nghĩa với vợ con
  • Nhận xét: Qua nhân vật:
    • Sức mạnh của Uy-lít-xơ biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng.
    • Qua đó cũng ca ngợi tình cảm gia đình
    • Vẻ đẹp của những con người Hi lạp cổ đại

3. Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về

Ô-đi-xê là bài ca về chàng Uy-lít-xơ. Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ cũng như các tướng lĩnh khác tiến hành những cuộc "hồi quân" trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Để nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Uy-Lít-Xơ trở về.

4. Một số bài văn mẫu văn bản Uy-Lít-Xơ trở về

Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về nằm ở khúc ca XXIII, gần cuối thiên sử thi. Với một số bài văn mẫu được Chúng tôi biên soạn và tổng hợp, các em sẽ nắm được những cách triển khai khi viết bài văn mẫu liên quan đến văn bản này. Chi tiết một số bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?