Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Bài học giúp chúng ta thấy được:
- Nội dung
- Diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
- Sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ, phẩm chất cao quý của Thúy Kiều.
- Nghệ thuật
- Phân tích tâm lý nhân vật hết sức tài tình của Nguyễn Du.
- Sử dụng ngôn từ điêu luyện, tuyệt vời cùng sự kết hợp giữa ngôn ngữ dân gian và bác học vô cùng đặc sắc.
- Nội dung
2. Soạn bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên chương trình chuẩn
Câu 1: Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa:
- Trong đêm trao duyên, Kiều nhắc lại những kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa vô cùng to lớn.
- Trong tâm hồn nàng, những kỉ niệm về tình yêu với chàng Kim có một sức sống mãnh liệt, tình cảm nàng dành cho Kim Trọng không bao giờ phai.
- Thuý Kiều hi sinh tình yêu, trao duyên cho Thuý Vân nhưng con người lí trí không ngăn được con người tình cảm→ Để trái tim mình thuộc về tình yêu, sống với tình yêu.
- Trong tình yêu, Thuý Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế. Tất cả những kỉ niệm tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận. Nàng trao duyên cho Thuý Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thuý Vân những kỉ vật nhưng không thể trao những kỉ niệm, tình yêu. Bi kịch đó khiến Kiều vô cùng đau đớn.
Câu 2: Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nhiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này:
- Trong suốt đoạn trích, Kiều đã nhiều lần nghĩ đến cái chết.
- Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên, Kiều đã lấy cái chết làm lời uỷ thác: "Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
- Trao kỉ vật cho Thuý Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thuý Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"; "hồn còn mang nặng lời thề", "dạ đài cách mặt khuất lời”, "rưới xin chén nước cho người thác oan";...
⇒ Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó trong cùng một đoạn thơ cho thấy sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người. Nó là tiếng nói thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương nhưng số kiếp lại vô cùng nghiệt ngã, đã cướp đi tất cả những ước mơ tốt đẹp của nàng.
Câu 3: Những nhân vật mà Kiều đối thoại cùng và diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích
- Kiều đối thoại với:
- Thúy Vân (lúc trao duyên): "Cậy em ... thì hay chị về."
- Chính mình: "hồn còn mang nặng ... đền nghì trúc mai"; "bây giờ trâm gãy ... ái ân"; ...
- Kim Trọng: "Trăm nghìn ... hoa trôi lỡ làng".
- Diễn biến tâm trạng:
- Kiều mở đầu màn trao duyên bằng những lời ràng buộc Thúy Vân.
- Cao trào, bi kịch thân phận và tình yêu của nàng lên đến đỉnh điểm khi nàng nói với chính mình và với Kim Trọng.
- Phân tích diễn biến tâm trạng:
- Tâm trạng Thuý Kiều hết sức mâu thuẫn. Điều đó được thể hiện trong thời khắc trao kỉ vật cho Thuý Vân: "Chiếc vành với bức tờ mây/ Duyên này thì giữ, vật này của chung". Mâu thuẫn nằm trong hai chữ "của chung”. Mới đọc tưởng Kiều nói của em với Kim Trọng nhưng lắng nghe từ trong đau khổ của con tim rớm máu sẽ thấy trong "của chung” có một phần của Kiều, về lí trí Kiều muốn em nên vợ nên chồng, về tình cảm, Kiều không thể nói đoạn tuyệt là đoạn tuyệt. Kỉ vật là hiện thân của mối tình vàng đá. Với Thuý Vân nó chỉ là vật làm tin nhưng với Thuý Kiều kỉ vật gắn với kỉ niệm, với những rung động đầu đời, cầm kỉ vật là kỉ niệm sống dậy. Nhưng kỉ vật còn đó mà mối tình đành trao, kỉ vật chỉ gợi xót xa, đau khổ mà thôi.
- Sau khi trao kỉ vật, Kiều như người mất hồn, lời Kiều không còn tỉnh táo nữa mà nửa phần người sống nửa phần hồn ma. Trong lời dặn dò Thuý Vân, Kiều tưởng tượng ra tương lai, nàng là một oan hồn vật vờ, nàng xin em hãy "Rưới xin giọt nước cho người thác oan”. Nỗi đau trong tâm hồn đến cùng cực, nàng mong với sự trở về (dù là hồn ma) có thể gặp được Kim Trọng nhưng cả sự trở về ấy cũng không thể an ủi được khiến nàng càng đau đớn hơn.
- Tám câu cuối, Kiều quay sang tâm sự với Kim Trọng trong tưởng tượng. Lời tâm sự chứa đầy mâu thuẫn, đối lập giữa khát vọng tình yêu mãnh liệt và hiện thực phũ phàng. Khát vọng là "kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” còn hiện thực là "trâm gãy gương tan”, là "tơ duyên ngăn ngủi” là "phận bạc như vôi ”, đau đớn tan nát, hiện thực đã trùm lên khát vọng.
- Hai câu cuối: "Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây". Hai dòng thơ là tiếng gọi tuyệt vọng của Kiều đối với Kim Trọng. Kiều đã ngất lịm đi trong hình bóng bao trùm của chàng Kim.
Câu 4: Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.
- Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế.
- Kiều yêu Kim Trọng tha thiết. Nhưng vì chữ "hiếu" nàng buộc phải lựa chọn và nàng đã hi sinh tình yêu.
- Về lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Thuý Vân; nhưng về tình cảm, nàng vẫn đang có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt.
- Kiều phải thuyết phục bằng mọi cách để Thuý Vân nhận lời; nhưng Kiều cũng không sao ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn. Kiều sẽ thanh thản về lí trí nhưng trái tim thì rớm máu. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến với tâm hồn con người. Với Thúy Kiều, cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách của nàng. Đó là một nhân cách trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, sâu sắc...
- Kiều yêu Kim Trọng tha thiết. Nhưng vì chữ "hiếu" nàng buộc phải lựa chọn và nàng đã hi sinh tình yêu.
⇒ Nhà thơ, bằng cái "tài ” và cái "tâm ” của mình đã thể hiện sự giằng xé nội tâm giữa đạo đức và trái tim, giữa tình cảm và lí trí, qua đó bộc lộ một nhân cách đa tình, đa tài, đa cảm của nhân vật Kiều. Chính vì lẽ đó mà nhân vật của Nguyễn Du mang tính chân thực và sống động hơn, có tầm cỡ hơn trên phương diện chủ nghĩa nhân văn so với nhân vật Kiều trong trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên để nắm kĩ hơn về những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này.
3. Soạn bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên chương trình Nâng cao
Câu 1: Đoạn trích Trao duyên có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Nêu ý chính mỗi đoạn.
Gợi ý:
- Bố cục: hai đọan:
- Đọan 1: 10 câu đầu: Thúy Kiều trao duyên, cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.
- Đọan 2: Còn lại: Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên. Đó là lưu luyến những kỉ vật, với tình yêu của mình. Nàng coi hạnh phúc của mình đã chấm dứt, nàng càng đau đớn vì tình yêu tan vỡ, vì buộc phải phụ tình Kim Trọng.
Câu 2: "Trao duyên" là chuyện tế nhị và khó nói. Theo anh (chị), Kiều đã nói và làm như thế nào để Thúy Vân chấp nhận? Tìm hiểu sức thuyết phục trong lời lẽ và hành vi của Kiều (chú ý các cụm từ "mặc em", "cậy em", "chịu lời")
- Đem tình yêu của mình trao cho người khác là một chuyện bất đắc dĩ. Trường hợp của Kiều không thể đành được, buộc nàng phải làm thế. Vả lại việc vợ chồng là chuyện hệ trọng cả một đời người. Không yêu sao có thể lấy chồng được. Trao duyên trong hòan cảnh của Thúy Kiều là chuyện tế nhị và khó nói.
- Kiều đã xử sự như thế nào đã lựa chọn cách nói như thế nào để người em gái của mình chấp nhận lời thỉnh cầu. Ngay từ lời mở đầu Kiều đã lựa chọn lời lẽ thích hợp nhất: Cậy em, em có nhận lời
- "Cậy” chứ không phải nhờ. “Cậy” là thể hiện niềm tin nhất, chỉ có em mới là người chị tin cậy nhất. Vì thế “cậy” có sức nặng của niềm tin hơn. “Chịu lời” chứ không phải nhận lời. “Chịu lời” buộc người mình tin phải nghe theo kghông thể từ chối. Nếu nói nhận lời thì người nghe có thể từ chối.
- Trong lúc bối rối và đau khổ nhất, Kiều vẫn chọn những lời lẽ thuyết phục đứa em ruột của mình. Bởi vì những gì nàng sắp nói ra vô cùng hệ trọng với hạnh phúc của em mình. Kiều không chỉ lựa lời mà cử chỉ thông qua lời thoại “Ngồi lên đây chi lạy rồi sẽ thưa”
- Tại phải lạy em? Làm thế có trái với đạo lí không? Kiều lạy là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân phải chấp nhận lấy người mình không được yêu, cụ thể “lấy người yêu chị làm chồng”. Hai câu mở đầu đọan trích, ta nhận ra dù trong hòan cảnh tan nát lòng Thúy Kiều vẫn bộc lộ sự đoan trang tế nhị.
- Nàng có nói về mối tình của mình, hòan cảnh của mình: Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt nước, khi đêm chén thề.
- Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai: Tình sâu mà hiếu cũng nặng.
- Hoàn cảnh này buộc Kiều phải lựa chọn. Lẽ tất nhiên Kiều phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữ Hiếu. Cách nói này của Thúy Kiều cốt để Thúy Vân thấy được sự hi sinh của Kiều mà thương lấy nàng. Đến đây Kiều có thể nói được những điều muốn nói:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Câu 3: Tâm trạng mâu thuẫn của Kiều khi trao duyên được thể hiện như thế nào qua những lời dặn dò của Thúy Vân: "Chiếc vành với bức tờ mây - Duyên này thì giữ vật này của chung".
- Trao duyên cho Thúy Vân, Thúy Kiều trao kỉ vật: Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung
- Bức tờ mây: tờ giấy có trang trí hình mây, ghi lời thề chung thủy của Kim – Kiều.
- Chiếc vành còn gọi là xuyến bằng vàng, đồ trang sức của phụ nữ. Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều để làm tin. Đó là những kỉ vật. Một tiếng “giữ” không có nghĩa là “trao” hẳn mà chỉ để cho em giữ. Nhưng tiếng “chung” mới thật xót xa. Bởi đáng lẽ kỉ vật này là của riêng nàng mới đùng sao lại là của chung. Không đành được, Kiều phải trao lại cho em. Thế mới biết tình yêu Kim
- Kiều nồng nàn tới mức độ nào. Kiều vẫn trao duyên cho em chứng tỏ trong tình yêu và vì tình yêu, Kiều đã đặt hạnh phúc của người yêu lên trên hết.
Câu 4: Phân tích tâm trạng Kiều sau khi "trao duyên" và ý thức của nàng về nỗi đau thân phận khi tình yêu tan vỡ.
- Đó là mâu thuẫn giữa hòan cảnh bắt buộc và nội tâm của Kiều. Nàng đã vượt qua mâu thuẫn ấy để nhận nỗi đau về mình.
- Nàng coi như mình đã chết. Đó là cái chết của tâm hồn. Vì nàng ý thức hạnh phúc của mình là hết rồi, đã chấm dứt. Từ đây ngôn ngữ trong lời thoại của Kiều gợi ra cuộc sống ở cõi âm, đầy ma mị.
- Từ đau khổ, lời thơ chuyển thành tiếng khóc. Nỗi đau cứ tăng lên mãi, đau cho “tơ duyên ngắn ngủi”, đau cho “phận bạc”, đau cho một đời “hoa trôi lỡ làng” và cuối cùng tiếng khóc ấy nức nở tự cho mình là người phụ bạc với người yêu.
4. Hướng dẫn luyện tập
Đề bài: Chứng minh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật hết sức tài tình của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích Trao Duyên
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác trong lịch sử văn chương Việt Nam.
b. Thân bài
- Diễn biến tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều:
- Nguvễn Du hóa thân vào Kiều để thấu hiểu và cảm thông, thương xót nàng.
- Kiều sống trong tâm trạng đầy sóng gió và mặc cảm: Cảm thấy mình có lỗi trong việc lỡ làng duyên phận với Kim Trọng.
- Khó giãi bày nỗi niềm riêng.
- Băn khoăn, day dứt và đi đến quyết định: trao duyên cho Thúy Vân.
- Tư thế, tâm thế đều là của kẻ nhờ vả, chịu ơn.
- Thương người trước, thương thân sau; đau đớn đến mức tuyệt vọng.
c. Kết bài
- Ngòi bút xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du đã đạt tới trình độ sắc sảo, điêu luyện.
- Chính những hình tượng nhân vật sống động trong tác phẩm đã tạo nên giá trị muôn đời của Truyện Kiều.
5. Một số bài văn mẫu về bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên
Đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là sự cậy nhờ của Kiều với em là Thúy Vân. Thúy Kiều cậy nhờ em thay mình trả mối ân tình cho Kim Trọng, hoàn thành lời hẹn ước gắn bó trăm năm để rồi nàng phải bán mình cứu cha và em giữ chọn chữ hiếu. Để nắm vững hơn lí thuyết cũng như dễ dàng phân tích các dạng đề văn viết liên quan đến tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
6. Hỏi đáp về bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.