Trọng tâm kiến thức và phương pháp giải bài tập Toán 7 tập 2 - Bùi Văn Tuyên - Nguyễn Đức Trường

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN 7 TẬP 2

Tác giả: Bùi Văn Tuyên - Nguyễn Đức Trường

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

---Để xem sách các em vui lòng xem Online hoặc đăng nhập Chúng tôi.net tải file Pdf của sách về máy---

Các em đi học, ai cũng mong muốn mình học giỏi trong đó có môn Toán. Muốn vậy, các em cần nắm vững lí thuyết và biết cách vận dụng để giải bài tập. Lí thuyết thì nhiều và rộng nên cần biết chọn lọc đâu là vấn đề cơ bản, trọng tâm để học cho kĩ và ghi nhớ.

Bài tập có nhiều loại, vô cùng phong phú và đa dạng nên cần phân loại các dạng và đưa ra phương pháp giải của từng dạng ấy. Ngoài ra một điểu quan trọng nữa là phải biết cách suy luận khi giải toán.

Sách được viết theo sát các chương và bài của sách giáo khoa:

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương 3: Thống kê

■Bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số.

■Bài 2: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.

■Bài 3: Biểu đồ

■Bài 4: Số trung bình cộng

Ôn tập chương 3

Chương 4: Biểu thức đại số

■Bài 1: Biểu thức đại số.

■Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số

■Bài 3: Đơn thức.

■Bài 4: Đơn thức đồng dạng.

■Bài 5: Đa thức.

■Bài 6: Cộng, trừ đa thức

■Bài 7: Đa thức một biến.

■Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến

■Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến

Ôn tập chương 4

PHẦN HÌNH HỌC

Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác

■Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

■Bài 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu

■Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Bất đẳng thức tam giác

■Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

■Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc.

■Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

■Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.

■Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

■Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác

Ôn tập chương 3

 

Mỗi bài gồm ba phần :

A. Trọng tâm kiến thức

Phần này tóm tắt các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài. Người ta thường nói "Có bội mới gột nên hồ”, bội ở đây là các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài. Có nắm vững được thì mới có cơ sở để giải bài tập.

B. Các dạng bài tập và phương pháp giải

Quá trình "gột nên hồ” chính là quá trình luyện tập. Dựa vào trọng tâm kiến thức đã nêu ở trên, các tác giả đã đưa ra các dạng bài tập để các em luyện giải. Trong mỗi dạng có nêu ngắn gọn phương pháp giải và nhiều ví dụ minh họa. Điều đó giúp các em kinh nghiệm giải bài tập, định hướng được cách giải, các bước cần làm rồi thực hiện theo các bước đó.

Các bài toán trong mỗi ví dụ được lựa chọn là những bài tập tiêu biểu, đơn giản nhưng không tầm thường, chứa đựng nhiều kiến thức, kĩ năng và phương pháp suy luận mà chương trình đòi hỏi.

C. Bài tập tự luyện

Phần này gồm một số bài tập, có loại trung bình, có loại khó, giúp các em tự kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo của mình. Các em hãy cố gắng tự giải. Nếu gặp khó khăn có thể xem lời giải hoặc hướng dẫn ở cuối bài. 

 

Các em quan tâm có thể xem thêm:

Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?