Bài 9: Amin

Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 9: Amin.

Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):

  • Câu 1:

    Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?

    • A.anilin.
    • B.iso propyl amin.
    • C.butyl amin.
    • D.trimetyl amin.
  • Câu 2:

    Số amin có công thức phân tử C3H9N là

    • A.2.
    • B.3.
    • C.4.
    • D.5.
  • Câu 3:

    Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước Brom tạo kết tủa trắng. Amin X là:

    • A.Anilin.   
    • B.Metyl amin  
    • C.Đimetyl amin
    • D.Benzylamin
  • Câu 4:

    Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl x mol/lit, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối.Gía trị của x là:

    • A.0,5.
    • B.1,5.
    • C.2,0.
    • D.1,0.
  • Câu 5:

    Hòa tan 0,1 mol metylamin vào nước được 1 lít dung dịch X. Khi đó: 

    • A.Nồng độ của ion CH3NH3+ bằng 0,1M.
    • B.Dung dịch X có pH = 13. 
    • C.Dung dịch X có pH lớn hơn 13.
    • D.Nồng độ của ion CH3NH3+ nhỏ hơn 0,1.
  • Câu 6:

    Chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

    • A.CH3-NH2
    • B.(CH3)2-CH-NH2
    • C.CH3-NH-CH3
    • D.(CH3)3-N
  • Câu 7:

    Với thuốc thử duy nhất là quỳ tím sẽ nhận biết được dung dịch các chất nào sau đây?

    • A.CH3-COOH; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH
    • B.C6H5-NH2; HN2-CH2-COOH; CH3-COOH
    • C.C6H5-NH2; C6H5-OH; HN2-CH2-COOH 
    • D.CH3-COOH; C6H5-OH; CH3-CH2-NH2
  • Câu 8:

    Số lượng đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là:

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.4
  • Câu 9:

    phương pháp hóa học để tách riêng CH4 và C2H5NH2

    • A.dd NaOH
    • B.dd HCl
    • C.dd Br2
    • D.dd NaOH và HCl
  • Câu 10:

    Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?

    • A.Dùng nước đá và nước đá khô. 
    • B.Dùng fomon, nước đá.
    • C.Dùng phân ure, nước đá.
    • D.Dùng nước đá khô, fomon. 
  • Câu 11:

    Anilin là một chất lỏng không màu, rất độc, rất ít tan trong nước (ở nhiệt độ thường, 100 gam nước hoà tan được 3,04 gam anilin). Anilin có khối lượng riêng 1,02g/ml. Lấy 9,3 ml anilin cho tác dụng hoàn toàn với lượng nước brom có dư, khối lượng chất không tan thu được là?

    • A.33,0
    • B.33,66
    • C.6,33
    • D.60,3
  • Câu 12:

    Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là:

    • A.(c), (b), (a).      
    • B.(a), (b), (c).      
    • C.(c), (a), (b).      
    • D.(b), (a), (c).      
  • Câu 13:

    Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8.4 (l) CO2, 1.4 (l) N2 và 10.125 (g) H20. Công thức của X?

    • A.C3H9N
    • B.CH5N
    • C.C2H7N
    • D.C4H12N
  • Câu 14:

     Có thể tách riêng các chất từ hỗn hợp benzen,anilin,phenol bằng các chất

    • A.NaOH va dd Br2
    • B.dd HCl va dd NaOH 
    • C.H2O va HCl
    • D.dd NaCl va Br2
  • Câu 15:

    Có 3 chất lỏng benzen,anilin,stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là:
     

    • A.giấy quỳ tím
    • B.dd NaOH
    • C.nước brom
    • D.dd phenolphtalein
  • Câu 16:

    Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

    • A.Xút.
    • B.Xôđa.
    • C.Nước vôi trong. 
    • D.Giấm ăn.
  • Câu 17:

    Một hỗn hợp chứa phenol và anilin hòa tan trong ankylbenzen (dung dịch A). Sục khí hidro clorua vào 100ml dung dịch A thì thu đc 1,295g kết tủa.

    Kết tủa ở đây là chất nào?

    • A.phenol
    • B. anilin
    • C.ankylbenzen và anilin
    • D.ankylbenzen và phenol
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?