Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 8: Giao thoa sóng.
Câu hỏi trắc nghiệm (13 câu):
-
Câu 1:
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên bề mặt chất lỏng, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt chất lỏng, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 9 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1 m/s. Trên mặt chất lỏng số vân giao thoa cực đại là
- A.10
- B.9
- C.8
- D.7
-
Câu 2:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn cùng pha bước sóng 2cm. Hiệu đường đi của hai sóng truyền từ hai nguồn tới vân giao thoa cực đại thứ năm là
- A.10cm
- B.1cm
- C.5cm
- D.2,5cm
-
Câu 3:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe bằng 1,2mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát bằng 2m. Chiếu hai khe bằng ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng vân quan sát được trên màn bằng 1mm. Bước sóng của ánh sáng chiếu tới bằng
- A.0,48 \(\mu\)m
- B.0,50 \(\mu\)m
- C.0,60 \(\mu\)m
- D.0,75 \(\mu\)m
-
Câu 4:
Ở mặt nước, có hai nguồn kêt hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \(u_A=u_B=cos20\pi t\) (mm). Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phần tử M ở mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 10,5 cm và 13,5 cm có biên độ dao động là
- A.2 mm
- B.1 mm.
- C.0 mm
- D. 4 mm.
-
Câu 5:
Chọn câu đúng.
Hiện tượng giao thoa là hiện tượng
- A.Giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.
- B.Tổng hợp của hai dao động.
- C.Tạo thành các gợn lồi, lõm.
- D. Hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn triệt tiêu nhau.
-
Câu 6:
Hai nguồn kết hợp có phương trình: \(u_{A}=u_{B}=4cos100\pi t\, (cm)\) cách nhau một khoảng 16cm, vận tốc truyền sóng v = 80cm/s. Số điểm dao động cực tiểu giữa hai điểm AB là
- A.20
- B.22
- C.21
- D.19
-
Câu 7:
Giao thoa ở mặt nước được tạo bởi hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai vị trí S1 và S2. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 6 cm. Trên đoạn thẳng S1S2 hai điểm gần nhau nhất mà phần tử nước tại đó dao động với biên độ cực đại cách nhau
- A.12 cm.
- B. 6 cm.
- C.3 cm.
- D.1,5 cm.
-
Câu 8:
Hai nguồn kết hợp S, S dao động với tần số f = 15 Hz, cùng pha. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Tại điểm nào sau đây có biên độ cực đại (d, d lần lượt là khoảng cách từ điểm đó đến S, S)?
- A.P ( d1 = 26 cm; d2 = 27 cm).
- B.N ( d1 = 24 cm; d2 = 21 cm).
- C.M ( d1 = 25 cm; d2 = 20 cm).
- D.O ( d1 = 25 cm; d2 = 21 cm).
-
Câu 9:
Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ/3. Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM = + 3 cm thì li độ dao động tại N là uN = - 3 cm. Biên độ sóng bằng bao nhiêu?
- A.\(2\sqrt 2 cm\)
- B.\(2\sqrt 3 cm\)
- C.-\(2\sqrt 2 cm\)
- D.-\(2\sqrt 3 cm\)
-
Câu 10:
Hai nguồn sóng cơ A và B giống hệt nhau trên mặt chất lỏng cách nhau 16cm dao động theo phương trình uA = uB = 5cos(80πt + π/2) (cm,s), lan truyền trong môi trường với tốc độ v = 1,2m/s. Tìm số cực đại trên đoạn thẳng nối 2 nguồn.
- A.9
- B.10
- C.11
- D.12
-
Câu 11:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 8cm dao động cùng pha với tần số f = 20Hz. Tại điểm M trên mặt nước cách S1, S2 lần lượt những khoảng d1 = 25cm, d2 = 20,5cm dao động với biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước.
- A.20 cm/s
- B.30 cm/s
- C.50 cm/s
- D.40 cm/s
-
Câu 12:
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f=10(Hz), vận tốc truyền sóng 2(m/s). Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại đó A dao động với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là :
- A.20cm
- B.30cm
- C.40cm
- D.50cm
-
Câu 13:
Hai nguồn sóng AB cách nhau 1m dao động cùng pha với bước sóng 0,5m. I là trung điểm AB. P là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách I 100m. Gọi d là đường thẳng qua P và song song với AB. Tìm điểm M thuộc d và gần P nhất, dao động với biên độ cực đại. (Tìm khoảng cách MP)
- A.18,29m
- B.34,72m
- C.24,73m
- D.57,73m