Bài 6: Lực ma sát

Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 8 Bài 6: Lực ma sát.

Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):

  • Câu 1:

     Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát ?

    • A.Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
    • B.Lực xuất hiện khi làm mòn đế giày.
    • C. Lực xuất hiện khi lò xò bị nén hay bị dãn.
    • D.Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
  • Câu 2:

    Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

    • A.Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
    • B.Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
    • C.Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
    • D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
  • Câu 3:

    Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng ?

    • A.Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
    • B.Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
    • C.Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
    • D.Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia.
  • Câu 4:

     Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

    • A.Ma sát trượt
    • B.Ma sát lăn
    • C.Ma sát nghỉ
    • D.Lực quán tính
  • Câu 5:

     Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N. Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản của không khí)

    • A.800N
    • B.Nhỏ hơn 800N
    • C.Lớn hơn 800N
    • D.Chưa thể tính được
  • Câu 6:

    Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đi chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N. Hỏi lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt có độ lớn băng bao nhiêu phần của trọng lượng của đầu tàu ? Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. 

    • A.0,5  lần
    • B.0,05  lần
    • C.5  lần
    • D.10  lần
  • Câu 7:

    Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi 

    • A.quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng
    • B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng)
    • C.quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng
    • D.xe đạp đang xuống dốc
  • Câu 8:

    Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây ? 

    • A.Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy
    • B.Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn
    • C.Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động
    • D.Ma sát giữa má phanh với vành xe
  • Câu 9:

    Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó: 

    • A.bằng cường độ lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật
    • B.bằng cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật
    • C.lớn hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật
    • D.nhỏ hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật
  • Câu 10:

    Một con ngựa kéo một cái xe có khối lượng 800kg chạy thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Tính lực kéo của ngựa biết lực ma sát chỉ bằng 0,2 lần trọng lượng của xe.

    • A.2000N
    • B.3000N
    • C.3200N
    • D. 1600N
  • Câu 11:

    Trường hợp nào sau đây lực ma sát có hại? 

    • A.Khi kéo co, lực ma sát giữa chân của vận động viên với mặt đất, giữa tay của vận động viên với sợi dây kéo.
    • B.Khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục các bánh răng làm máy móc sẽ bị mòn đi.
    • C.Rắc cát trên đường ray khi tàu lên dốc.
    • D. Rắc nhựa thông vào bề mặt dây cua roa, vào cung dây của đàn vi-ô- lông, đàn nhị (đàn cò).
  • Câu 12:

    Trường hợp nào sau đây lực ma sát không phải là lực ma sát lăn? 

    • A.Ma sát giữa các viên bi trong ổ trục quay.
    • B.Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi đi trên đường.
    • C.Ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi di chuyển vật nặng trên đường
    • D.Ma sát giữa khăn lau với mặt sàn khi lau nhà.
  • Câu 13:

    Nhận xét nào sau đây về lực tác dụng lên ôtô chuyển động trên đường là sai? 

    • A.Lúc khởi hành, lực kéo mạnh hơn lực ma sát nghỉ.
    • B.Khi chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang lực kéo bằng với lực ma sát lăn.
    • C.Để xe chuyển động chậm lại chỉ cần hãm phanh để chuyển lực sát lăn thành lưc ma sát trượt.
    • D.Cả 3 ý kiến đều sai.
  • Câu 14:

    Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có: 

    • A. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ bằng 2N
    • B.phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ bằng 2N
    • C.phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N
    • D.phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?