Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu hỏi trắc nghiệm (16 câu):
-
Câu 1:
Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
- A.Tảo lục
- B.Vi khuẩn
- C.Ruồi giấm
- D.Sinh vật nhân thực
-
Câu 2:
Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
- A.Nucleoxom
- B.Sợi nhiễm sắc
- C.Sợi siêu xoắn
- D.Sợi cơ bản
-
Câu 3:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là
- A.Lặp đoạn
- B.Mất đoạn
- C.Đảo đoạn
- D.Chuyển đoạn
-
Câu 4:
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến
- A.Làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
- B.Làm đứt gãy NST, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN
- C.Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
- D.Làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo
-
Câu 5:
Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFG•HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEH•GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:
- A.Chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST
- B.Đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
- C.Chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
- D.Đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
-
Câu 6:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, ống siêu xoắn và cromatit có đường kính lần lượt là:
- A.300nm và 11nm
- B.25 - 30nm và 300nm
- C.300nm và 700nm
- D.700nm và 11 nm
-
Câu 7:
Tại sao NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?
- A.Nhằm rút ngắn độ dài của phân tử ADN trên NST, cho phép NST xếp gọn vào trong nhân tế bào có kích thước rất nhỏ
- B.tạo liên kết bền vững hơn giữa các phân tử ADN
- C.Thuận lợi cho sự phân ly, tổ hợp tự do của NST trong các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh (giảm khả năng đứt gẫy và rối của các NST khi tiếp xúc với nhau)
- D.A và C đều đúng
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không thuộc cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc NST:
- A.Do tiếp hợp lệch giữa 2 cromatit khác nguồn trong thời ki đầu giảm phân I
- B.Tác nhân đột biến tác động gây đứt, gãy NST trong phân bào
- C.Một đoạn NST bị đứt và quay 180 độ và nối vào vị trí cũ trên NST
- D.Do NST nhân đôi nhưng thoi phân bào không hình thành
-
Câu 9:
Ở người, bệnh nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc của NST?
- A.Siêu nữ.
- B.Đao.
- C.Claiphenter.
- D.Ung thư máu.
-
Câu 10:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
- A.Thường gây chết cho thể đột biến là đột biến mất đoạn lớn, đột biến chuyển đoạn lớn.
- B.Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
- C.Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển qua nhóm liên kết khác.
- D.Có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của một gen nào đó là đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể.
-
Câu 11:
Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
- A.Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma sẽ tạo ra thể ba hoặc thể bốn.
- B.Đột biến đa bội luôn dẫn tới làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
- C.Tế bào sinh dưỡng của các thể đa bội chẵn luôn có số nhiễm sắc thể là số chẵn
- D.Các thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
-
Câu 12:
Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào?
- A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- B.Điều hòa hoạt động của các gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST
- C.Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha nhân bào.
- D.Cả 3 ý trên đều đúng
-
Câu 13:
Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là:
- A.Nucleotit
- B.Nucleoxom
- C.ADN
- D.ARN
-
Câu 14:
Loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác?
- A.Chuyển đoạn trong 1 NST.
- B.Lặp đoạn NST.
- C.Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.
- D.Đảo đoạn NST.
-
Câu 15:
Một nhiễm sắc thể bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên nhiễm sắc thể bất thường này là?
- A.Mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể.
- B.Mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
- C.Đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
- D.Chuyển đoạn trên cùng nhiễm sắc thể hoặc mất đoạn.
-
Câu 16:
Những đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm ảnh hưởng đến hàm lượng và cấu trúc của vật chất di truyền:
- A.Mất/ thêm đoạn.
- B.Đảo đoạn.
- C.Chuyển đoạn.
- D.Tất cả các đột biến trên.