Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 9 Bài 39: Tổng kết chương II Điện Từ Học.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?
- A.Chiều của dòng điện trong ống dây.
- B.Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.
- C.Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.
- D.Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.
-
Câu 2:
Hình 27.1 mô tả khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Vẽ vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
- A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
- B.Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
- C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
- D.Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.
-
Câu 3:
Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4 400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu ?
- A.12V
- B.24V
- C.36V
- D.6V
-
Câu 4:
Một máy biến thế có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là 220V, số vòng cuộn sơ cấp là 500vòng, hiệu điện thế cuộn thứ cấp là 110V. Hỏi số vòng của cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng?
- A.125 vòng
- B.250 vòng
- C.450 vòng
- D.300 vòng
-
Câu 5:
Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình 35.3 ?
- A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt
- B.Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra.
- C.Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
- D.Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.
-
Câu 6:
Từ nhà máy phát điện người ta truyền công suất truyền tải điện năng là 45kW dưới điện áp 4 kV thì hiệu suất truyền tải điện năng là 60%. Nếu sử dụng máy biến thế để tăng điện thế truyền tải lên 4 lần thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu?
- A.1,5kW
- B.2,25kW
- C.1,125kW
- D.2,5kW
-
Câu 7:
Trên cùng một đường dây tải đi cùng một công suất P, hãy so sánh công suất hao phí khi dung hiệu điện thế 30000V với khi dùng hiệu điện thế 15000V?
- A.Công suất hao phí tăng lên 2 lần
- B.Công suất hao phí tăng lên 4 lần
- C.Công suất hao phí giảm đi 2 lần
- D.Công suất hao phí giảm đi 4 lần
-
Câu 8:
Để truyền đi một công suất điện P và hiệu điện thế U bằng dây đồng có tiết diện là 0,2cm2 thì độ giảm điện thế trêm đường dây là 500V. Nếu thay đường dây tải điện bằng một dây dẫn cùng loại có tiết diện là 0,4cm2 thì độ giảm điện thế trên đường dây là bao nhiêu?
- A.125V
- B. 250V
- C.1000V
- D. 2000V
-
Câu 9:
Khi truyền đi một công suất điện P cố định bằng hiệu điện thế 2kV thì độ giảm điện thế trêm đường dây là 1000V. Để độ giảm điện thế là 250V thì hiệu điện thế truyền tải là bao nhiêu?
- A.8kV
- B.4kV
- C.500V
- D. 1000V
-
Câu 10:
Khi thay thế dây truyền tải điện bằng một dây khác cùng chất liệu nhưng có đường kính tăng gấp đôi thì hiệu suất tải điện là 91%. Hỏi khi thay thế dây truyền tải bằng loại dây cùng chất liệu nhưng có đường kính tăng gấp 3 lần thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là bao nhiêu?
- A.95%
- B.96%
- C.98%
- D.78%