Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 39: Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):
-
Câu 1:
Tốc độ phản ứng là :
- A.Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- B.Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- C.Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
-
Câu 2:
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau :
- A.Nhiệt độ
- B.Nồng độ, áp suất.
- C.chất xúc tác, diện tích bề mặt
- D.cả A, B và C.
-
Câu 3:
Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
- A.Nhiệt độ, áp suất
- B.tăng diện tích.
- C.Nồng độ
- D.xúc tác.
-
Câu 4:
Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
- A.Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột.
- B.Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
- C.Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 500C
- D.Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu .
-
Câu 5:
Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohydric:
Nhóm thứ nhất : Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.
Nhóm thứ hai : Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M
Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:
- A.Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
- B.Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.
- C.Nồng độ kẽm bột lớn hơn.
- D.Cả ba nguyên nhân đều sai.
-
Câu 6:
Cho cân bằng hóa học: nX (k) + mY (k) → pZ (k) + qT (k). Ở 50oC, số mol chất Z là x; ở 100oC số mol chất Z là y. Biết x > y và (n + m) > (p + q), kết luận nào sau đây đúng?
- A.Phản ứng thuận thu nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.
- B.Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.
- C.Phản ứng thuận thu nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.
- D.Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.
-
Câu 7:
Cho cân bằng hóa học: 2NO2 (khí) ↔ N2O4 (khí). ∆H = -58 kJ. Trong đó: NO2 là khí màu đỏ; N2O4 không màu. Phát biểu nào sau đâu không đúng:
- A.Ngâm bình trong nước đá, màu nâu của bình đậm hơn.
- B.Giảm áp suất chung của hệ, màu của hỗn hợp đậm hơn.
- C.Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào bình phản ứng, màu của hỗn hợp đậm hơn.
- D.Phản ứng nghịch thu nhiệt.
-
Câu 8:
Cho hóa chất vào ba ống nghiệm 1, 2, 3. Thời gian từ lúc bắt đầu trộn dung dịch đến khi xuất hiện kết tủa ở mỗi ống nghiệm tương ứng là t1, t2, t3 giây. Kết quả được ghi lại trong bảng:
Ống nghiệm Na2S2O3 H2O H2SO4 Thời gian kết tủa 1 4 giọt 8 giọt 1 giọt t1 giây 2 12 giọt 0 giọt 1 giọt t2 giây 3 8 giọt 4 giọt 1 giọt t3 giâySo sánh nào sau đây đúng?
- A.t2 > t1 > t3.
- B.t1 < t3 < t2.
- C.t2 < t3 < t1.
- D.t3 > t1 > t2.
-
Câu 9:
Hỗn hợp A gồm N2 và H2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 4. Nung A với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B, trong đó NH3 chiếm 20% về thể tích. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
- A.10,41%.
- B.41,67%.
- C.20,83%.
- D.43,76%.
-
Câu 10:
Cho phản ứng ở 3000C: H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k), Kc = 10
Cho vào bình C\(\tiny H_2\) = 0,02 M; C\(\tiny I_2\) = 0,03 M; CHI = 0,1M. Nồng độ cân bằng của HI gần giá trị nào nhất?- A.0,004.
- B.0,091.
- C.0,11.
- D.0,096.
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
- B.Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng tahis cân bằng thì phản ứng dừng lại.
- C.Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
- D.Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai về của phương trình phản ứng phải bằng nhau.
-
Câu 12:
Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)
Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi?
- A.biến đổi nhiệt độ
- B.biến đổi áp suất
- C.sự có mặt chất xúc tác
- D.biến đổi dung tích của bình phản ứng
-
Câu 13:
Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì
- A.chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận
- B.chỉ làm tăng tốc dộ phản ứng nghịch
- C.làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau
- D.không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch
-
Câu 14:
Cho các cân bằng sau:
(1) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k)
(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇆ 2NH3 (k)
(3) CO2 (k) + H2 (k) ⇆ CO (k) + H2O (k)
(4) 2HI (k) ⇆ H2 (k) + I2 (k)
(5) CH3COOH (l) + C2H5OH (l) ⇆ CH3COOC2H5 (l) + H2O (l)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là :
- A.(1) và (2).
- B.(3) và (4).
- C.(3), (4) và (5).
- D.(2), (4) và (5).
-
Câu 15:
Phản ứng tổng hợp amoniac là: N2 (k) + 3H2 (k) ⇆ 2NH3(k) (ΔH = –92kJ)
Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là :
- A.Tăng nhiệt độ.
- B.Tăng áp suất.
- C.Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
- D.Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng.
-
Câu 16:
Cho cân bằng : 2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :
- A.Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
- B.Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
- C.Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
- D.Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
-
Câu 17:
Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇆ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
- A.tăng 9 lần.
- B.tăng 3 lần.
- C.tăng 4,5 lần.
- D.giảm 3 lần.