Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 39: Độ ẩm của không khí.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Không khí ở \(30^oC\) có độ ẩm tuyệt đối là 21,53 \(g/m^3\). Hãy tính độ ẩm tỉ đối của không khí ở \(30^oC\).
- A.51,1%
- B.61,1%
- C.81,1%
- D.71,1%
-
Câu 2:
Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 23oC và độ ẩm tỉ đối là 80%. Tính độ ẩm tuyệt đối của không khí ở \(23^oC\).
- A.\(16,84 g/m^3\)
- B.\(15,48 g/m^3\)
- C.\(15,84 g/m^3\)
- D.\(16,48 g/m^3\)
-
Câu 3:
Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng?
- A.Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
- B.Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
- C.Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
- D.Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3
-
Câu 4:
Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu nào dưới đây là đúng?
- A.Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilôgam) của hơi nước có trong 1m3 không khí.
- B.Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước có trong 1cm3 không khí.
- C.Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước có trong 1m3 không khí.
- D.Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilôgam) của hơi nước có trong 1cm3 không khí.
-
Câu 5:
Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 30oC và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hãy tính độ ẩm tuyệt đối của không khí vào buổi trưa ?
- A.19,174 \(g/m^3\).
- B.18,174 \(g/m^3\).
- C.17,174 \(g/m^3\).
- D.16,174 \(g/m^3\).
-
Câu 6:
Ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí lần lượt là 24,24 g/m3 và 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí khi đó là
- A.80%.
- B.85%.
- C.90%.
- D.95%.
-
Câu 7:
Ở nhiệt độ 20oC, khối lương riêng của hơi nước bão hòa là 17,3 g/m3. Biết độ ẩm tương đối cảu không khí là 90%. Độ ẩm tuyệt đối của không khí khi đó là
- A.86,50 g/m3.
- B.52,02 g/m3.
- C.15,57 g/m3.
- D.17,55 g/m3.
-
Câu 8:
Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC và 30oC lần lượt là 17 g/m3 và 30 g/m3. Gọi a1, f1 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 20oC; a2, f2 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 30oC . Biết 3a1 = 2a2. Tỉ số f2/f1 bằng
- A.20:17.
- B.17:20.
- C.30:17.
- D.17:30.
-
Câu 9:
Ở 20oC, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 17,3 g/m3, độ ẩm tương đối là 80%, độ ẩm tuyệt đối là a1. Ở 30oC, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 30,3 g/m3, độ ẩm tương đối là 75%, độ ẩm tuyệt đối là a2. Hiệu (a1 – a2) bằng
- A.11,265 g.
- B.8,885 g.
- C.– 11,265 g.
- D.– 8,885 g.
-
Câu 10:
Không khí trong một căn phòng có nhiệt độ 25oC và độ ẩm tỉ đối của không khí là 75%. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 25oC là 23 g/m3. Cho biết không khí trong phòng có thể tích là 100 m3. Khối lượng hơi nước có trong căn phòng là
- A.17,25 g.
- B.1,725 g.
- C.17,25 kg.
- D.1,725 kg
-
Câu 11:
Ở 20oC, áp suất của hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg. Không khí ẩm có độ ẩm tỉ đối là 80%, áp suất riêng phần của hơi nước có trong không khí ẩm này là
- A.15 mmHg.
- B.14 mmHg.
- C. 16 mmHg.
- D.17 mmHg.
-
Câu 12:
Lúc đầu không khí trong phòng có nhiệt độ 20oC. Sau khi chạy máy điều hòa, nhiệt độ không khí trong căn phòng giảm xuống còn 12oC và thấy hơi nước bắt đầu tụ lại thành sương. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 12oC là 10,76 g.m3; ở 20oC là 17,30 g/m3. Độ ẩm tỉ đối của không khí trong phòng ở 20oC là
- A.62%.
- B.72%.
- C.65%.
- D.75%.
-
Câu 13:
Một căn phòng có thể tích 40m3. Lúc đầu không khí trong phòng có độ ẩm 40%. Người ta cho nước bay hơi để tăng độ ẩm trong phòng lên tới 60%. Coi nhiệt độ bằng 20oC và không đổi, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC là 17,3 g/m3. Khối lượng nước đã bay hơi là
- A.143,8 g.
- B.148,3 g.
- C.183,4 g.
- D.138,4 g.
-
Câu 14:
Hơi nước bão hoà ở 20°C được tách ra khỏi nước và đun nóng đẳng tích tới 27°C. Áp suất của nó có giá trị :
- A. 17,36mmHg
- B.23,72mmHg
- C.15,25mmHg
- D.17,96mmHg.