Bài 3: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Bài tập trắc nghiệm Toán 11 Bài 3: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Câu hỏi trắc nghiệm (15 câu):

  • Câu 1:

    Khẳng định nào sau đây sai?

    • A.Nếu đường thẳng \(d \bot \left( \alpha \right)\)   thì d vuông góc với hai đường thẳng trong \((\alpha)\)  
    • B.Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng nằm trong \((\alpha)\)  thì \(d \bot \left( \alpha \right)\)
    • C.Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong \((\alpha)\)   thì d vuông góc với bất kì đường thẳng nào nằm trong \((\alpha)\)
    • D.Nếu \(d \bot \left( \alpha \right)\)  và đường thẳng a || \((\alpha)\)  thì \(d\bot a\)
  • Câu 2:

    Trong không gian cho đường thẳng \(\Delta\) và điểm O. Qua O có mấy đường thẳng vuông góc với \(\Delta\) cho trước

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.Vô số
  • Câu 3:

    Qua điểm O cho trước, có bao nhiêu mặt phẳng vuông góc với đường thẳng d cho trước

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.vô số
  • Câu 4:

    Mệnh đề nào sau đây sai

    • A.Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song
    • B.Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song
    • C.Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song.
    • D.Một đường thẳng và một mặt phẳng (không chứa đường thẳng đã cho) cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song nhau.
  • Câu 5:

    Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC. O là hình chiếu của S lên mặt đáy ABC. Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.O là trọng tâm tam giác ABC
    • B.O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
    • C.O là trực tâm tam giác ABC
    • D.O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC
  • Câu 6:

    Cho tứ diện ABCD có BCD là tam giác đều cạnh bằng a, AB vuông góc với (BCD) và AB = 2a. Góc giữa CM với mặt phẳng (BCD) là:

    • A.\(\widehat {BCM}\)
    • B.\(\widehat {DCM}\)
    • C.\(\widehat {KCM}\)
    • D.\(\widehat {ACM}\)
  • Câu 7:

    Cho tứ diện ABCD có BCD là tam giác đều cạnh bằng a, AB vuông góc với (BCD) và AB = 2a. Tang của góc giữa AC với mặt phẳng (ABD) bằng:

    • A.\(\sqrt 5 \)
    • B.1
    • C.\(\frac{{\sqrt {51} }}{{17}}\)
    • D.Không xác định 
  • Câu 8:

    Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông và SA ⊥ (ABCD). Tam giác SBC là:

    • A.Tam giác thường
    • B.Tam giác cân
    • C.Tam giác đều 
    • D.Tam giác vuông 
  • Câu 9:

    Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình thoi tâm O và SA = SC, SB= SD. Đường thẳng DB không vuông góc với đường thẳng nào sau đây?

    • A.AC
    • B.SA
    • C.SB
    • D.SC
  • Câu 10:

    Đường thẳng a vuông góc với hai đường thẳng phân biệt trong mặt phẳng (P) thì:

    • A.a vuông góc với mặt phẳng (P)
    • B.a không vuông góc với mặt phẳng (P)
    • C.a không thể vuông góc với mặt phẳng (P)
    • D.a có thể vuông góc với mặt phẳng (P)
  • Câu 11:

    Mệnh đề nào sau đây sai?

    • A.Hai đường thẳng cùng vuông góc môt mặt phẳng thì song song hoặc trùng nhau.
    • B.Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
    • C.Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.
    • D.Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.
  • Câu 12:

    Mệnh đề nào sau đây là đúng?

    • A.Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.
    • B.Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.
    • C.Một đường thẳng và một mặt phẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.
    • D.Các đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì cùng thuộc một mặt phẳng.
  • Câu 13:

    Cho hình tứ diện ABCD có ba cạnh AB. BC, CD đôi một vuông góc.  Đường thẳng AB vuông góc với:

    • A.(BCD)
    • B.(ACD)
    • C.(ABC)
    • D. (CDI) với I là trung điểm của AB
  • Câu 14:

    Cho tứ diện ABCD có AB = AC = AD; góc BAC bằng góc BAD bằng 600. Gọi M, N là trung điểm của AB và CD.

    Đường thẳng CD vuông góc với mặt phẳng

    • A.(ABD) 
    • B.(ABD) 
    • C.(ABN)
    • D.(CMD)
  • Câu 15:

    Cho hình chop S.ABC có ABC là tam giác đều cạnh a và SA= SB = SC = b. gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Một mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với SC, cắt SC tại K. Độ dài của SG là:

    • A.\(\frac{1}{2}\sqrt {4{b^2} - 2{a^2}} \)
    • B.\(\frac{{4{b^2} - 3{a^2}}}{4}\)
    • C.\(\frac{1}{3}\sqrt {9{b^2} - 3{a^2}} \)
    • D.\(\frac{{3{b^2} - {a^2}}}{3}\)
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?