Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
Câu hỏi trắc nghiệm (25 câu):
-
Câu 1:
Dự án luyện nhôm Đắk Nông là dự án luyện nhôm đầu tiên của Việt Nam và do một doanh nghiệp tư nhân trong nước trực tiếp đầu tư nên có vai trò rất quan trọng không chỉ với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông, mà còn với cả nước nói chung. Hãy cho biết nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là nguyên liệu nào sau đây?
- A.quặng pirit.
- B.quặng đôlômit.
- C.quặng manhetit.
- D.quặng boxit.
-
Câu 2:
Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl:
- A.Al
- B.Fe
- C.Cr
- D.Cr và Al
-
Câu 3:
Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Y → AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau đây?
- A.Al(OH)3, Al(NO3)3
- B.Al(OH)3, Al2O3
- C.Al2(SO4)3, Al2O3
- D.Al2(SO4)3, Al(OH)3
-
Câu 4:
Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch natri aluminat đến dư thì:
- A.Không có phản ứng xảy ra.
- B.Tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa Na2CO3.
- C.Tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa NaHCO3.
- D.Tạo kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa bị hòa tan lại.
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A.Nhôm không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
- B.Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt lớn hơn tính dẫn điện và dẫn nhiệt của sắt.
- C.Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit.
- D.Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
-
Câu 6:
Có ba chất rắn riêng biệt: Al, Mg, Al2O3. Dung dịch có thể phân biệt được 3 chất rắn trên là:
- A.NaOH.
- B.HCl.
- C.HNO3 loãng.
- D.CuCl2.
-
Câu 7:
Công thức của phèn chua là:
- A.K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O.
- B.K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
- C.(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
- D.Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
-
Câu 8:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm canxi cacbua và nhôm cacbua trong dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí gồm chất nào sau đây:
- A.C2H2 và CH4
- B.CH4 và H2.
- C.CH4 và C2H6.
- D.C2H2 và H2.
-
Câu 9:
Hỗn hợp X gồm(Mg, Al). MX = 26. Biết rằng m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với lượng O2 được tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp gồm (0,2 mol KMnO4 và 0,2 mol KClO3). Giá trị của m là:
- A.15,6
- B.21,8
- C.33,6
- D.42,3
-
Câu 10:
Thể tích H2 ở đktc tạo ra khi cho một hỗn hợp gồm(0,5 mol K; 0,2 mol Na; 1,2 mol Al) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M đến phản ứng hoàn toàn là:
- A.22,4 lit
- B.26,1 lit
- C.33,6 lit
- D.44,8 lit
-
Câu 11:
Cho m gam hỗn hợp A gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư được dung dịch X, a gam kết tủa Y và hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào dung dịch X thì thu được thêm a gam kết tủa nữa. Hai chất Al4C3 và CaC2 trong A được trộn với tỉ lệ mol là?
- A.2 : 1.
- B.1 : 2.
- C.1 : 1.
- D.1 : 3.
-
Câu 12:
Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2(dktc). Giá trị của V là :
- A.10,08
- B.4,48
- C.7,84
- D.3,36
-
Câu 13:
Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch chứa AlCl3 0,75M và HCl 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
- A.7,80
- B.3,09
- C.11,70
- D.5,85
-
Câu 14:
Dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M để hòa tan hết tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m là:
- A.15,3.
- B.5,1.
- C.20,4.
- D.10,2.
-
Câu 15:
Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là:
- A.1,89 gam
- B.2,7 gam
- C.1,62 gam
- D.2,16 gam
-
Câu 16:
: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
- A.Nhôm có khả năng tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ.
- B.Bột nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường,
- C.Vật làm bằng nhôm có thể tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao.
- D.Người ta có thể dùng thùng bàng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
-
Câu 17:
Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước ?
- A.Phèn chua phản ứng với các chất bẩn thành các chất tan trong nước.
- B.Phèn chua chứa các ion K+, Al3+, SO42- có thể hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.
- C.Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra ion H+, ion này hấp phụ rất tốt các chất lơ lửng trong nước.
- D.Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra Al(OH)3. Al(OH)3 với bề mặt phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.
-
Câu 18:
Cho 2 dung dịch A và B. Bung dịch A chứa Al2 (SO4)3, dung dịch B chứa KOH. Cho 150 ml hoặc 600 ml dung djch B vào 200 ml dung dịch A. Sau phan ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đối đều thu được 0,204 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch A là:
- A.0,0325.
- B.0,0650.
- C.0,0130.
- D.0,0800.
-
Câu 19:
Cho các dung dịch AlCl3, NaAlO2, FeCl3 và các chất khí : NH3, CO2, HCl. Khi cho các dung dịch và các chất khí phản ứng với nhau từng đôi một thì số trường hợp xảy ra phản ứng là:
- A.2
- B.3
- C.4
- D.6
-
Câu 20:
Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b moi HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:
- A.a = b.
- B.0 < b < a.
- C.b > a.
- D.a = 2b.
-
Câu 21:
Trộn 27,84 gam Fe2O3 với 9,45 gam bột Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành Fe kim loại), sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng vớí dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 9,744 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :
- A.51,43%,
- B.51,72%.
- C.75,00%.
- D.68,50%.
-
Câu 22:
Phân biệt ba hỗn hợp chất rắn là X (Fe, Al), Y(Al, Al2O3), Z(Fe, Al2O3) có thể chỉ dùng một hoá chất duy nhất là
- A.Dung dịch HNO3 đặc nguội.
- B.Dung dịch NaOH.
- C.Dung dịch HCl.
- D.Dung dịch FeCl3.
-
Câu 23:
Cho 2 phương trình phản ứng sau:
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?
- A.Nhôm khử được ion H+ của axit trong dung dịch axit.
- B.Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm.
- C.Nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nên nhôm là chất lưỡng tính.
- D.Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Trong cả 2 phản ứng này, Al đều bị oxi hóa thành ion dương.
-
Câu 24:
Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3
X, Y, Z lần lượt có thể là
- A.Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3
- B.Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3
- C.AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2
- D.AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3
-
Câu 25:
Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là:
- A.ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần.
- B.ban đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian xuất hiện kết tủa keo trắng.
- C.xuất hiện kết tủa keo trắng.
- D.không có hiện tượng gì xảy ra.