Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 9 Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Dụng cụ bằng vật liệu nào sau đây không nên dùng chứa dung dịch bazơ:
- A.Cu
- B.Al
- C.Pb
- D.Ba
-
Câu 2:
Chọn mệnh đề đúng:
- A.Tất cả các kim loại đều không phản ứng với dung dịch bazơ.
- B.Tất cả các kim loại đều không phản ứng với dung dịch axit.
- C.Al, Zn phản ứng với dung dịch bazơ
- D.Tất cả các mệnh đề trên đều sai.
-
Câu 3:
Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết ba chất đựng trong ba bình mất nhãn Al, Al2O3, Mg.
- A.HCl
- B.NaCl
- C.NaOH
- D.AgNO 3
-
Câu 4:
Thuốc thử để nhận biết 3 lọ đựng hỗn hợp dạng bột bị mất nhãn như sau: (Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3).
- A.HCl, NaOH
- B.NaOH
- C.KOH
- D.H 2SO 4
-
Câu 5:
Chỉ sử dụng 1 hóa chất hãy nhận biết các dung dịch sau: MgCl2, FeCl2, FeCl3 , AlCl3
- A.HCl
- B.H 2O
- C.AgNO 3
- D.NaOH
-
Câu 6:
Trộn 8,1 gam Al và 48 gam Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:
- A.56,1 gam.
- B.61,5 gam
- C.65,1 gam
- D.51,6 gam
-
Câu 7:
Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Hỏi lượng nhôm đã dùng m là:
- A.m = 0,27 g
- B.m = 2,7g
- C.m = 0,54 g
- D.m = 1,12 g.
-
Câu 8:
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm:
- A.Al, Fe, Fe 3O 4 và Al 2O 3
- B.Al 2O 3, Fe và Fe 3O 4.
- C.Al2O3 và Fe.
- D.Al, Fe và Al 2O 3.
-
Câu 9:
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là:
- A.0,3 mol
- B.0,6 mol
- C.0,4 mol
- D.0,25 mol
-
Câu 10:
Nung m gam hỗn hợp Al, Fe2O3 đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sinh ra 3,08 lít khí H2 ở đktc. Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 0,84 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:
- A.21,40
- B.29,40
- C.29,43
- D.22,75