Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 23: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.
- A.\(12,66.10^7 kg.m/s.\)
- B.\(12,66.10^6 kg.m/s.\)
- C.\(38,66.10^7 kg.m/s.\)
- D.\(38,66.10^6 kg.m/s.\)
-
Câu 2:
Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng (kg.m/s) là:
- A.5
- B.10
- C.20
- D.30
-
Câu 3:
Một quả bóng đang bay ngang với động lượng thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
- A.
- B.
- C.
- D.
-
Câu 4:
Một quả bóng 500g đang bay theo phương ngang với vận tốc 20m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng.
- A.\(5kg.m/s\)
- B.\(15kg.m/s\)
- C.\(20kg.m/s\)
- D.\(30kg.m/s\)
-
Câu 5:
Một viên đạn 10g chuyển động với vận tốc 1000m/s xuyên qua tấm gỗ. Sau đó vận tốc của viên đạn là 500m/s, thời gian viên đạn xuyên qua tấm gỗ là 0,01s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ.
- A.\( - 200N\)
- B.\( - 300N\)
- C.\( - 500N\)
- D.\( - 750N\)
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A.Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
- B.Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
- C.Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
- D.Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
-
Câu 7:
Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
- A.Vật chuyển động tròn đều.
- B.Vật được ném ngang.
- C.Vật đang rơi tự do.
- D.Vật chuyển động thẳng đều.
-
Câu 8:
Trên hình vẽ là đồ thị tọa độ – thời gian của một vật có khối lượng 3 kg. Động lượng của vật tại thời điểm t1 = 1s và thời điểm t2 = 5s lần lượt bằng:
- A. p1 = 4 kg.m/s và p2 = 0.
- B.p1 = 0 và p2 = 0.
- C.p1 = 0 và p2 = - 4 kg.m/s.
- D.p1 = 4 kg.m/s và p2 = - 4 kg.m/s.
-
Câu 9:
Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động với vận tốc 30 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
- A.12 N.s.
- B.13 N.s.
- C.15 N.s.
- D.16 N.s.
-
Câu 10:
Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng :
- A.50 N.s ; 5 kg.m/s.
- B.4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s.
- C.10 N.s ; 10 kg.m/s.
- D.0,5 N.s ; 0,5 kg.m/s.
-
Câu 11:
Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80N trong khoảng thời gian 2s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng :
- A.1,6 m/s
- B.0,16 m/s.
- C.16 m/s.
- D.160 m/s.
-
Câu 12:
Một viên bi thuỷ tinh khối lượng 5g chuyển động trên một máng thẳng ngang với vận tốc 2 m/s, tới va chạm vào một viên bi thép khối lượng 10g đang nằm yên trên cùng máng thẳng đó và đẩy viên bi thép chuyển động với vận tốc 1,5 m/s cùng chiều với chuyển động ban đầu của viên bi thuỷ tinh. Xác định độ lớn của vận tốc và chiều chuyển động của viên bi thuỷ tinh sau khi va chạm với viên bi thép. Coi các viên bi như các chất điểm. Bỏ qua ma sát.
- A.0,5 m/s, cùng chiều ban đầu.
- B.1 m/s, ngược chiều ban đầu.
- C.0,75 m/s, ngược chiều ban đầu.
- D.1,5 m/s, cùng chiều ban đầu.
-
Câu 13:
Viên đạn khối lượng 10 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,001 s. Sau khi xuyên qua tường vận tốc của đạn còn 300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng
- A.3000 N.
- B.900 N.
- C.9000 N.
- D.30000 N.
-
Câu 14:
Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là
- A.6 kg.m/s.
- B.0 kg.m/s.
- C.3 kg.m/s.
- D.4,5 kg.m/s.