Bài tập SGK Vật Lý 10 Bài 23: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng.
-
Bài tập 1 trang 126 SGK Vật lý 10
Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng.
-
Bài tập 2 trang 126 SGK Vật lý 10
Khi nào động lượng của một vật biến thiên?
-
Bài tập 3 trang 126 SGK Vật lý 10
Hệ cô lập là gì?
-
Bài tập 4 trang 126 SGK Vật lý 10
Phát biểu định luật bảo toàn động lượng. Chứng tỏ rằng định luật đó tương đương với định luật III Niu-tơn.
-
Bài tập 5 trang 126 SGK Vật lý 10
Động lượng được tính bằng.
A. N/s. B. N.s.
C. N.m. D. N.m/s.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 6 trang 126 SGK Vật lý 10
Một quả bóng đang bay ngang với động lượng thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
A. . B. .
C. . D. .
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 7 trang 127 SGK Vật lý 10
Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là:
A. 6
B. 10
C. 20
D. 28
-
Bài tập 8 trang 127 SGK Vật lý 10
Xe A có khối lượng 1000 kg và có vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và có vận tốc 30 km/h. So sánh động lượng của chúng.
-
Bài tập 9 trang 127 SGK Vật lý 10
Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.
-
Bài tập 1 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Đơn vị của động lượng là gì?
A.kg.m.s2.
B.kg.m.s.
C.kg.m/s.
D.kg/m.s.
-
Bài tập 2 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào một bức tường và bật trở lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là bao nhiêu?
-
Bài tập 3 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Hai vật có khối lượng m1 = 1kg, m2 = 3kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2 = 1m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều, độ lớn) của hệ trong các trường hợp:
a) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng hướng.
b) \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng phương, ngược chiều.
c) \(\overrightarrow {{v_1}} \) vuông góc \(\overrightarrow {{v_2}} \).
d) \(\overrightarrow {{v_1}} \) hợp với \(\overrightarrow {{v_2}} \) góc 120o.