Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Cân bằng nội môi là
- A.Duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong tế bào.
- B.Duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong mô.
- C.Duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong cơ thể.
- D.Duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong cơ quan.
-
Câu 2:
Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?
- A.Hệ thống đệm máu
- B.Phổi hấp thu O2
- C.Phổi thải CO2
- D.Thận thải H+ và HCO3-
-
Câu 3:
Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội là
- A.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
- B.Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
- C.Cơ quan sinh sản
- D.Các cơ quan dinh dưỡng như: Thận, gan, tim, mạch máu...
-
Câu 4:
Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng?
- A.Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
- B.Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.
- C.Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
- D.Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
-
Câu 5:
Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?
- A.Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
- B.Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim tăng nhịp và tăng lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
- C.Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
- D.Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.
-
Câu 6:
Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
- A.Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
- B.Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
- C.Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
- D.Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
-
Câu 7:
Liên hệ ngược xảy ra khi
- A.điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
- B.điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
- C.sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong
- D.điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
-
Câu 8:
Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
- A.trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
- B.các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
- C.thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
- D.cơ quan sinh sản
-
Câu 9:
Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
- A.tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
- B.gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
- C.gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
- D.tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
-
Câu 10:
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong
- A.tế bào
- B.mô
- C.cơ thể
- D.cơ quan