Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 2: Lipit.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là:
- A.C15H31COONa và etanol.
- B.Axit panmitic và axit oleic
- C.C15H31COONa và glixerol
- D.C17H35COONa và glixerol.
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng:
- A.Chất béo không tan trong nước
- B.Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ
- C.Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố
- D.Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
-
Câu 3:
Có các nhận định sau :
1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.
2. Lipit gồm các chất béo ,sáp, steroid, photpholipit,...
3. Chất béo là chất lỏng
4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.
Số nhận định đúng :
- A.5.
- B.2.
- C.4.
- D.3.
-
Câu 4:
Đun nóng 20g một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, để trung hòa NaOH dư cần 0,18 mol HCl. Khối lượng xà phòng 72% sinh ra từ 1 tấn chất béo trên là :
- A.1434,26 kg
- B.1703,33 kg
- C.1032,67 kg
- D.1344,26 kg
-
Câu 5:
Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần dùng V lít dd NaOH 2M, đun nóng. Sau phản ứng thu được 7,36 gam glixerol và 72,46 gam xà phòng. Giá trị của V là:
- A.0,130.
- B.0,135.
- C.0,120.
- D.0,125.
-
Câu 6:
Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
- A.C15H31COOCH3
- B.CH3COOCH2C6H5
- C.(C17H33COO)2C2H4
- D.(C17H35COO)3C3H5
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A.Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn
- B.Fructozơ có nhiều trong mật ong.
- C.Metyl acrylate, tripanmitin và tristearin đều là este.
- D.Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glyxerol.
-
Câu 8:
Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm là:
- A.C17H35COOH và glixerol.
- B.C15H31COONa và glixerol.
- C.C15H31COOH và glixerol.
- D.C17H35COONa và glixerol.
-
Câu 9:
Để trung hòa 15 gam chất béo có chỉ số axit là 7 thì cần m gam NaOH. Giá trị của m là:
- A.0,200.
- B.0,150.
- C.0,075.
- D.0,280.
-
Câu 10:
1 chất béo là trieste của 1 axit và axit tự do có cùng công thức với axit có trong chất béo. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo là 208,77 và chỉ số axit tự do là 7. Axit chứa trong chất béo là:
- A.Axit stearic.
- B.Axit linoleic.
- C.Axit oleic.
- D.Axit panmitic.
-
Câu 11:
Nhận định nào sau đây đúng?
- A.Ở điều kiện thường dầu thực vật ở trạng thái lỏng
- B.Chất béo có chứa các gốc axit béo không no thường ở trạng thái rắn
- C.Mỡ động vật, dầu thực vật thường tan tốt trong nước
- D.Chất béo chứa chủ yếu gốc axit béo C17H35COO thường có trong dầu thực vật
-
Câu 12:
Dầu mỡ để lâu dễ bị ôi thiu là do?
- A.Chất béo bị phân hủy thành các mùi khó chịu
- B.Chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi
- C.Chất béo bị phân hủy với nước trong không khí
- D.Chất béo bị rữa ra
-
Câu 13:
Cho các chất:
(1) Dung dịch KOH (đun nóng)
(2) H2/ xúc tác Ni, t0
(3) Dung dịch H2SO4 loãng (đun nóng)
(4) Dung dịch Br2
(5) Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng
(6) Na
Hỏi triolein nguyên chất có phản ứng với bao nhiêu chất trong số các chất trên?
- A.2.
- B.3.
- C.4.
- D.5.
-
Câu 14:
Để tác dụng hết 100 gam chất béo có chỉ số acid bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
- A.110,324 gam.
- B.108,107 gam.
- C.103,178 gam.
- D.108,265 gam.