Bài tập trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2: Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Các vật phẩm được trở thành hàng hóa khi nào?
- A.Do lao động tạo ra.
- B.Có công dụng nhất định.
- C.Thông qua mua bán.
- D.Cả a, b, c đúng.
-
Câu 2:
Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
- A.Giá trị, giá trị sử dụng.
- B.Giá trị, giá trị trao đổi.
- C.Giá trị trao đổi, giá trị sử dụng
- D.Giá trịsử dụng.
-
Câu 3:
Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?
- A.Giá cả.
- B.Lợi nhuận.
- C.Công dụng của hàng hóa
- D.Số lượng hàng hóa.
-
Câu 4:
Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?
- A.Giá cả.
- B.Lợi nhuận.
- C.Công dụng của hàng hóa.
- D.Số lượng hàng hóa.
-
Câu 5:
Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?
- A.Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
- B.Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịc sử phát triển loài người.
- C.Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.
- D.Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.
-
Câu 6:
Hãy chỉ ra đâu là hình thái tiền tệ?
- A.1 con gà = 9 kg thóc = 5 m vải.
- B.0.1 gam vàng = 5 m vải = 5 kg chè.
- C.1 con gà + 9 kg thóc + 5 m vải.
- D.0.1 gam vàng + 5 m vải + 5 kg chè.
-
Câu 7:
Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
- A.Phương tiện thanh toán.
- B.Phương tiện giao dịch.
- C.Thước đo giá trị.
- D.Phương tiện lưu thông.
-
Câu 8:
Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?
- A.Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.
- B.Hàng hóa, người mua, người bán.
- C.Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
- D.Người mua, người bán, tiền tệ.
-
Câu 9:
Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào quyết định?
- A.Người sản xuất.
- B.Thị trường.
- C.Nhà nước.
- D.Người làm dịch vụ.
-
Câu 10:
Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?
- A.Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
- B.Hàng hóa, người mua, người bán.
- C.Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả.
- D.Người mua, người bán, cung cầu, giá cả.