Bài tập trắc nghiệm Địa Lý 6 Bài 2: Bản đồ cách vẽ bản đồ.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Bản đồ là hình vẽ:
- A.Tương đối
- B.Tuyệt đối chính xác
- C.Tương đối chính xác
- D.Kém chính xác
-
Câu 2:
Bản đồ là biểu hiện:
- A.Mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng
- B.Mặt phẳng của Trái Đất lên mặt cong hình cầu
- C.Toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng của giấy
- D.Mặt cong của Trái Đất lên 1 mặt phẳng
-
Câu 3:
Công việc phải làm khi vẽ bản đồ
- A.Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí
- B.Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ
- C.Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí
- D.Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 4:
Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí là:
- A.Cung cấp cho ta về vị trí, sự phân bố các đối tượng
- B.Cung cấp cho ta về hiện tượng địa lí ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.
- C.Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng hiện tượng địa lí tự nhiên - kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.
- D.Tất cả các đáp án trên
-
Câu 5:
Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên
- A.Một hình tròn
- B.Một mặt phẳng thu nhỏ
- C.Một quả địa cầu
- D.Một hình cầu
-
Câu 6:
Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được
- A.Kết quả đúng tương đối
- B.Kết quả tuyệt đối
- C.Kết quả bị sai số
- D.A, B, đúng
-
Câu 7:
Bằng phương pháp chiếu đồ các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song nên càng về 2 cực sẽ
- A.Càng sai lệch
- B.Sai số
- C.Đúng như ban đầu
- D.Sai lệch càng lớn
-
Câu 8:
Các nhà hành hải sử dụng bản đồ có đường kinh vĩ tuyến là
- A.Đường cong
- B.Đường thẳng
- C.A, B đúng
- D.A, B sai
-
Câu 9:
Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm về 2 cực thì đường kinh tuyến ở 0o sẽ là đường:
- A.Cong
- B.Thẳng
- C.Xiêng
- D.Dích dắc
-
Câu 10:
Trên quả địa cầu các đường kinh tuyến sẽ như thế nào?
- A.Là những đường cong
- B.Kinh tuyến ở vị trí 0o là một đường thẳng
- C.Là những đường thẳng
- D.Tất cả đều sai