Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 13: Lực ma sát.
Câu hỏi trắc nghiệm (13 câu):
-
Câu 1:
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
- A.Tăng lên
- B.Giảm đi
- C.Không thay đổi
- D. Không biết được
-
Câu 2:
Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng ?
- A.\(\small \overrightarrow{F}_{ms} = \mu t. N\)
- B.\(\small F_{ms} = \mu t. \overrightarrow{N}\)
- C.\(\small \overrightarrow{F}_{ms} = \mu t. \overrightarrow{N}\)
- D.\(\small F_{ms} = \mu t. N\)
-
Câu 3:
Nêu đặc điểm của lực ma sát trượt?
- A.Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt
- B.Có hướng ngược hướng của vận tốc
- C.Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật
- D.Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Một vận động viên môn hốc cây ( môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại?
- A.39m
- B.45m
- C.51m
- D. 57m
-
Câu 5:
Một thùng gỗ có khối lượng 50 kg, chuyển động đều trên sàn nhờ một lực đẩy nằm ngang có độ lớn 80 N. Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\) . Tìm hệ số ma sát trượt giữa thùng gỗ và sàn nhà.
- A.0,10
- B.0,16
- C.0,15
- D.0,20
-
Câu 6:
Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
- A.không đổi.
- B.giảm xuống.
- C.tăng tỉ lệ với tôc độ của vật.
- D.tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật.
-
Câu 7:
Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là
- A.lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.
- B.lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.
- C.lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.
- D.lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.
-
Câu 8:
Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là
- A.0,075.
- B.0,06.
- C.0,02.
- D.0,08.
-
Câu 9:
Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là
- A.1000 N.
- B.10000 N.
- C.100 N.
- D.10 N.
-
Câu 10:
Một đầu mát tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3 m/s2. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Lực kéo của đầu máy tạo ra là
- A.4000 N.
- B.3200 N.
- C.2500 N.
- D. 5000 N.
-
Câu 11:
Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe là 0,01. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường. Lấy g = 10 m/s2. Để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 thì động cơ phải tạo ra lực kéo là
- A.250 N.
- B.450 N.
- C. 500 N.
- D.400 N.
-
Câu 12:
Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là
- A.100 m và 8,6 m/s.
- B.75 m và 4,3 m/s.
- C.100 m và 4,3 m/s.
- D.75 m và 8,6 m/s.
-
Câu 13:
Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợ với phương nằm ngang một góc α=30o. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,0 m/s2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của F là
- A.4,24 N.
- B.4,85 N.
- C.6,21 N.
- D.5,12 N.