Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu hỏi trắc nghiệm (11 câu):
-
Câu 1:
Trong nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nhìn chung sự biến đổi nào sau đây không đúng?
- A.Bán kính nguyên tử tăng dần
- B.Tính khử của kim loại giảm dần.
- C.Nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
- D.Khối lượng riêng tăng dần.
-
Câu 2:
Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là:
- A.RO3.
- B.R2O7.
- C.R2O3.
- D.R2O.
-
Câu 3:
Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm A là R2O5. Trong hợp chất với hiđro thì hydro chiếm17,647% về khối lượng. Nguyên tử khối của nguyên tố R là:
- A.31.
- B.14.
- C.39.
- D.16.
-
Câu 4:
Nhận xét nào sau đây không đúng về bảng tuần hoàn Menđêlêep.
- A.Trong một chu kỳ, từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần.
- B.Trong nhóm A từ trên xuống dưới độ âm điện tăng dần.
- C.Cấu hình e nguyên tử các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- D.Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
-
Câu 5:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
- A.Chu kỳ 3, nhóm VA.
- B.Chu kỳ 3, nhóm VIIA.
- C.Chu kỳ 2, nhóm VIIA.
- D.Chu kỳ 2, nhóm VA.
-
Câu 6:
X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:
(1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p.
(2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s.
(3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3.
(4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33.
(5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 7:
Các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt ở các ô nguyên tố 8, 11, 13, 19 của bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A.Các nguyên tố trên đều cùng một chu kì.
- B.Thứ tự tăng dần tính kim loại X < Y < Z < T.
- C.Công thức hidroxit của Z là Z(OH)3.
- D.X là phi kim mạnh nhất trong chu kì.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A.Trong số các nguyên tố bền, cesi là kim loại mạnh nhất.
- B.Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.
- C.Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
- D.Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm.
-
Câu 9:
Cho ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính bazơ của X’, Y’, Z’ là
- A.X’ < Y’ < Z’
- B.Y’ < X’ < Z’
- C.Z’ < Y’ < X’
- D.Z’ < X’ < Y’
-
Câu 10:
Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A.Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.
- B.Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.
- C.Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi tang dần theo thứ tự: Z < Y < X.
- D.Trong các hidroxit, tính axit tăng dần theo thứ tự: hidroxit của Z < hidroxit của Y < hidroxit của X.
-
Câu 11:
X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxit cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2.
Có các phát biểu sau đây:
(1) X và Y đứng cạnh nhau.
(2) X là kim loại còn Y là phi kim.
(3) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.
(4) Hợp chất của X và Y với hidro lần lượt là XH5 và YH4.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4