Tổng kết về ngữ pháp

Qua bài học giúp các em ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức về ngữ pháp đã học.

Tóm tắt bài

1.1. Từ loại

a. Danh từ, động từ, tính từ

  • Khái niệm
    • Danh từ: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…
    • Động từ: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
    • Tính từ: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
  • Danh từ, động từ và tính từ có thể đứng sau những từ:
    • Danh từ có thể đứng sau: những, các, một.
    • Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa.
    • Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá.
  • Khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ:
Ý nghĩa khái quát Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước Từ loại

Kết hợp về phía sau

Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) những, các, một Danh từ Này, ấy, đó
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật hãy, đã, vừa, đang, cũng, vẫn,... Động từ  
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái rất, hơi, quá Tính từ  

b. Các từ loại khác

  • Số từ
  • Đại từ
  • Lượng từ
  • Chỉ từ
  • Phó từ
  • Quan hệ từ
  • Trợ tự
  • Tình thái từ
  • Thán từ

1.2. Cụm từ

  • Cụm danh từ
  • Cụm động từ
  • Cụm tính từ

Bài tập minh họa

 
 

Câu 1. Phân tích các cụm từ in đậm sau, cho biết chúng thuộc cụm từ nào (cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ).

a. Có trầu mà chẳng có cau

Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.

(Ca dao)

b. Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

(Ca dao)

c. Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

(Tố Hữu)

Gợi ý:

a. Có trầu, có cau: cụm động từ

b. Xấu người đẹp nết: cụm tính từ

c. Từng sợi giang: cụm danh từ

2. Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp

Để ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức về ngữ pháp đã học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Tổng kết về ngữ pháp.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?