Hướng dẫn chi tiết
1. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Khái quát về văn học Việt Nam
- Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
- Đặc điểm:
- Đặc điểm chung: Ảnh hưởng truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa và văn học nước ngoài; hai nội dung lớn xuyên suốt là yêu nước và nhân đạo.
- Đặc điểm riêng:
Đặc điểm | Văn học dân gian | Văn học viết |
Thời điểm ra đời | - Ra đời sớm, từ khi chưa có chữ viết | - Ra đời khi có chữ viết |
Tác giả | - Sáng tác tập thể | - Sáng tác cá nhân |
Hình thức lưu truyền | - Truyền miệng | - Chữ viết |
Hình thức tồn tại | - Gắn liền với những hoạt động khác trong đời sống cộng đồng (gắn với môi trường diễn xướng) | - Cố định thành văn bản viết, mang tính độc lập của một tác phẩm văn học |
Vai trò, vị trí | - Có vai trò là nền tảng của văn học dân tộc | - Nâng cao và kết tinh những thành tựu nghê thuật |
Câu 2: Văn học dân gian
- Đặc trưng:
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Là sản phẩm của quá trình sáng tác tâp thể.
- Hệ thống thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Giá trị VHDG: nhận thức, giáo dục, thẫm mĩ.
Câu 3: Văn học viết
- VH viết có 2 loại hình: VH trung đại và VH hiện đại.
- Đặc điểm:
- Đặc điểm chung:
- Phản ánh hai nội dung lớn là yêu nước, nhân đạo.
- Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.
- Đặc điểm riêng:
- Đặc điểm chung:
Đặc điểm | VHVN từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX (VHTĐ) | VHVN từ đầu thế kỉ XX đến nay (VHHĐ) |
Chữ viết | - Chữ Hán và chữ Nôm | - Chủ yếu là chữ quốc ngữ |
Thể loại | - Thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi,... - Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm,... - Thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói,... | - Thể loại tiếp biến từ văn học trung đại: thơ Đường luật, câu đối,... - Thể loại văn học hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói,... |
Tiếp thu từ nước ngoài | - Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Quốc | - Bên cạnh việc tiếp nhận ảnh hưởng của VH Trung Quốc, VHHĐ đã mở rộng tiếp thu văn hóa, văn học phương Tây, văn học Nga – Xô viết, văn học Mĩ – La-tinh.... |
Câu 4: Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
- Các thành phần văn học: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- Bốn giai đoạn văn học:
- Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
- Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
- Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
- Nửa cuối thế kỉ XIX.
- Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ VN
- Nội dung: yêu nước và nhân đạo
- Nội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng trung quân ái quốc.
- Nền tảng của nội dung nhân đạo trong văn học trung đại vẫn là truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tư tưởng tích cực vốn có của Nho, Phật, Đạo.
- Nghệ thuật:
- Tính quy phạm (và sự phá vỡ tính quy phạm).
- Khuynh hướng trang nhã (và xu hướng bình dị)
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
- Nội dung: yêu nước và nhân đạo
- Thống kê các thể loại văn học trung đại đã học:
- Thơ Đường luật chữ Hán: Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão.
- Thơ Nôm Đường luật: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Thơ Nôm Đường luật sáng tạo: thất ngôn xen lục ngôn: Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi.
- Phú: Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu.
- Cáo: Binh Ngô đại cáo.
- Tựa (tự): Trích diễm thi tập tự - Hoàng Đức Lương.
- Sử kí: Đại việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên.
- Truyện truyền kì: Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ.
- Tiểu thuyết chương hồi.
- Ngâm khúc: Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều.
- Thơ Nôm lục bát.
- Thơ Nôm song thất lục bát: Bản dịch chinh phụ ngâm.
- Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu:
- Chiếu: Một loại văn bản do nhà vua ban lệnh cho quần thần hoặc toàn thiên hạ yêu cầu thực hiện một công việc nào đấy có ý nghĩa chính trị- xã hội… (Tương đương với công văn, chỉ thị hiện nay. Dưới chiếu còn có chỉ, dụ...).
- Cáo: Một loại văn bản của nhà vua nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đấy (Tương đương vói tuyên ngôn hiện nay).
- Phú: Loại văn viết theo luật riêng, thường cũng có vần, nhịp và đối, dùng để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh đẹp, nhân đó mà ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề nào đấy có tính xã hội hoặc triết lí.
- Thơ Đường luật: là loại thơ chữ Hán, có nguồn gốc (thịnh hành) từ thời nhà Đường. Thơ Đường có niêm luật khe kỉ tắt, trong nhiều trường hợp hạn chế sự sáng tạo, nhưng thực ra nó cũng có tác dụng thử thách và sàng lọc trình độ ngôn từ của các nhà thơ. Thơ Đường luật có nhiều loại: thất ngôn, ngũ ngôn, thơ tháp tự..., nhưng phổ biến nhất là thơ thất ngôn bát cú.
- Thơ Nôm Đường luật: Là loại thơ người Việt vận dụng thơ Đường, sáng tác bằng chữ Nôm.
- Ngâm khúc: Loại thơ dài (gần giống trường ca ngày nay), có cốt truyện nhưng không thành truyện, nên không phải truyện thơ, dùng để thể hiện một nỗi niềm tâm sự nào đấy của tác giả, thông qua một hình tượng văn học. Ở Việt Nam, thể loại này thịnh hành vào khoảng thế kỉ XVIII- XIX.
- Hát nói: Một thể loại dùng trong sân khấu (như chèo), được diễn xuất bằng cách đọc (nói) có nhạc điệu, ngữ điệu nhưng không phải ngâm hay hát.
- Những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu:
Câu 5: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại.
a. Phân tích nội dung của chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua các tác phẩm:
- Thơ phú thời Lý- Trần.
- Sáng tác của Nguyễn Trãi.
- Các tác phẩm lịch sử.
- Các tác phẩm nghị luận.
Gợi ý:
- Chủ nghĩa yêu nước thời Lý- Trần gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc. Biểu hiện chủ yếu trên các phương diện (Trả lời theo các ý dưới đây):
- Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc. Tìm một số câu trong Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt, Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, cả Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương để chứng minh.
- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Dùng các tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên)... để chứng minh.
- Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử. Chứng minh qua Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo...
- Ca ngợi và ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì tổ quốc. Chứng minh qua Phú sông Bạch Đằng...
- Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp đất nước. Chứng minh qua Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
b. Phân tích nội dung chủ nghĩa nhân đạo qua các tác phẩm (SGK).
Gợi ý:
- Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện ở một số phương diện (Các ý chính):
- Lòng thương cảm đối với số phận con người. Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn...
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người. Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ...
- Khẳng định, đề cao con người trên các mặt: phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính...Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn...
- Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người... Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn...
Câu 6: Văn học nước ngoài
a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ba bộ sử thi
b. So sánh thơ Đường và thơ Hai-cư
c. Về Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung
- Nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển trung quốc qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa:
- Nghệ thuật kể chuyện hâp dẫn, kịch tính: Nếu màn đoàn viên giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống cổ thành diễn ra trong âm thầm lặng lẽ thì chuyện không có gì để kể. Với việc xây dựng tình huống hiểu, cá tính nóng nảy và ương bướng của Trương Phi, và quan trọng hơn, tình cảm giữa họ thật sự là tình cảm của những anh hùng thượng nghĩa, cho nên kịch tính của màn đoàn viên vừa hài hước vừa xúc động, hấp dẫn người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa cũng mang đậm tính cổ điển, tính cách của nhân vật thường được đẩy tới những thái cực với các mặt tương phản rõ rệt. Chính vì vậy, cá tính của Trương Phi, Vân Trường đều được khắc họa một cách rất nổi bật.
Câu 7: Lí luận văn học
a. Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
- Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh và khám phá thế giới, tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, rất giàu hàm nghĩa và gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc.
- Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó.
- Văn bản văn học mang nhiều tầng cấu trúc: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa (các lớp nghĩa hàm ẩn: đề tài, chủ đề, phong cách nhà văn...).
b. Các khái niệm thuộc nội dung và hình thức của văn bản văn học:
- Khái niệm thuộc về nội dung:
- Đề tài:
- Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
- Một số VD về đề tài:
- Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.
- Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) là tình đồng chí, đồng đội của những anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa.
- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm.
- Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. Một văn bản có thể có nhiều chủ đề. Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc và khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn, đề tài lại rất hẹp nhưng chủ đề đặt ra lại hết sức lớn lao (chẳng hạn như bài ca dao Hoa sen; bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương).
- Một số VD về chủ đề:
- Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.
- Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình yêu, nhân phẩm, công lí,... cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí giải.
- Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là một trong những văn bản chứa nhiều chủ đề mà chủ đề chính là vấn đề đạo đức của con người. Bên cạnh đó, nhà văn còn đặt ra nhiều vấn đề khác như: vấn đề người lính trong và sau chiến tranh; vấn đề bi kịch chiến tranh; vấn đề thế nào là một tác phẩm nghệ thuật đích thực?...
- Cảm hứng nghệ thuật :
- Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản.
- Ví dụ: Bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có cảm hứng chủ đạo là “khát vọng lập công vì nước, trả nợ tang bồng”.
- Đề tài:
- Khái niệm thuộc về hình thức:
- Ngôn từ: là lớp vỏ bên ngoài của tác phẩm:
- Ngôn từ bao gồm các đơn vị, âm thanh, từ, ngữ và câu.
- Ý nghĩa do các đơn vị ngôn từ trực tiếp biểu thị trực tiếp hay gợi ra là chất liệu quan trọng nhất để xây dựng hình tượng trong tác phẩm.
- Kết cấu:
- Là mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tác phẩm, các yếu tố đó thường được sắp xếp một cách nghệ thuật.
- Ví dụ: Bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường kết cấu theo mẫu: đề - thực – luận – kết.
- Thể loại:
- Là những thể thức sáng tạo mang những đặc điểm riêng của mỗi loại.
- Ví dụ:
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thuộc thể cáo.
- Bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu thuộc thể phú.
- Ngôn từ: là lớp vỏ bên ngoài của tác phẩm:
c. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học
- Nội dung và hình thức của văn bản văn học có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. Ví dụ khi nói ngôn từ là lớp vỏ của tác phẩm, thuộc hình thức nhưng ý nghĩa của nó, tất cả những nội dung hàm ẩn đều do ngôn từ gợi nên, cho nên, khó có thể tách bạch đâu là hình thức, đâu là nội dung của tác phẩm văn học.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Tổng kết phần văn học để nắm vững những kiến thức của bài học hơn.
2. Hỏi đáp về bài Tổng kết phần văn học
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.