Tính từ và cụm tính từ

Qua bài học giúp các em nắm được đặc điểm của tính từ và một số tính từ cơ bản. Nắm cấu tạo cụm tính từ.

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm của tính từ

a. Khái niệm

  • Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

b. Khả năng kết hợp

  • Tính từ có thể kết hợp với các từ "đã", "sẽ", "đang", "cũng", "vẫn", ... để tạo thành cụm tính từ.
  • Khả năng kết hợp với các từ "hãy", "chớ", "đừng" của tính từ rất hạn chế.

c. Chức vụ cú pháp

  • Làm vị ngữ
    • Ví dụ
      • Lan // rất siêng năng

        CN         VN

  • Làm chủ ngữ trong câu.
    • Ví dụ
      • Lười biếng// là một tính xấu

        CN                      VN

    • Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

1.2. Các loại tính từ

  • Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
    • Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
    • Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

1.3. Cụm tính từ

a. Mô hình cụm tính từ

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Vẫn / còn / đang

Trẻ

Như một thanh niên

b. Trong cụm tính từ

  • Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị
    • Quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ...)
    • Sự tiếp diễn tương tự (lại, còn, cũng...)
    • Mức độ của đặc điểm (rất, lắm, quá...), tính chất
    • Sự khẳng định hay phủ định;...
  • Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị
    • Vị trí (này, kia, ấy, nọ...)
    • Sự so sánh (như...)
    • Mức độ (lắm, quá...)
    • Phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;...

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cụm tính từ và chỉ rõ.

Gợi ý làm bài

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: Chúng em vẫn còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Là một thành viên trong đoàn trường, em càng phấn đấu mình hơn để có thể làm tấm gương cho các bạn noi theo. Em cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Hằng ngày, em vẫn thường đốc thúc các bạn đi học và làm bài tập đầu đủ. Trong lớp em thường xuyên giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.

  • Cụm tính từ: "Chăm chỉ nhất", "chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy​"

3. Soạn bài Tính từ và cụm tính từ

Để nắm được đặc điểm của tính từ và một số tính từ cơ bản, cấu tạo cụm tính từ, các em có thể tham khảo bài soạn Tính từ và cụm tính từ.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?