Với bài giảng Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận sẽ giúp các em hiểu sơ bộ vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả nhằm làm rõ các luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận. Qua bài học này giúp các em nắm vững kiến thức về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, cách đưa các yếu tố đó vào bài văn.
Tóm tắt bài
1.1.Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
a. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. (SGK, t.2, tr. 113 -114)
Vì sao đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn đoạn trích b có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả?
- Yếu tố tự sự và miêu tả trong hai đoạn trích trên chỉ có tác dụng làm tăng thêm sự thuyết phục của văn bản.
Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính "tình nguyện" đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những người lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, "có lính Pháp canh gác, có lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn" thì ta có hình dung sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" được không?
- Nếu đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính "tình nguyện" đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn
- Nếu đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những người lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, "có lính Pháp canh gác, có lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn" thì ta không hình dung sự thê thảm của những người bắt đi lính.
- Như vậy, các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận đã góp phần làm cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ được sáng sủa, sinh động và có sức thuyết phục hơn.
b. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. (SGK, t.2, tr. 115) Câu hỏi
Tim những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.
- Yếu tố miêu tả: "Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên, chơi đao,...biến vào mặt trăng dể đêm đêm soi xuống dòng thác Pông - gô - nhi những vầng sáng bạc".
- "Gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội của người Kinh".
- Những phần còn lại trong đoạn 2, 3 là yếu tố tự sự.
Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?
- Vì đây là những chi tiết, hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm: Hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han giống truyện Thánh Gióng. Những chi tiết, hình ảnh được kể kĩ là những chi tiết, hình ảnh giống trong truyện Thánh Gióng: chàng Trăng được sinh ra khác thường, không nói không cười, chàng cưỡi ngựa đá, chàng bay lên mặt trăng; nàng Han thành tiên lên trời khi thắng giặc, những vũng, ao chi chít nối tiếp nhau là vết chân ngựa của nàng để lại.
c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?
- Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý: Bài văn nghị luận vẫn cần phải có yếu tố tự sự và miêu tả. Những yếu tố này giúp cho bài văn nghị luận được rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục hơn. Các có yếu tố tự sự và miêu tả phải góp phần làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
1.2. Ghi nhớ
Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả.
Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
2. Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Để nắm vững kiến thức về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo
bài soạn Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.