Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

Qua bài học giúp các em hiểu được ý nghĩa của văn chương, sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người. Với bài văn nghị luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Đình Thi

  • Tên khai sinh là Nguyễn Đình Thi (1924-2003) 
  • Quê quán: ở Hà Nội
  • Cuộc đời:
    • Ông là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn kịch,sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình,.. 

    • Ở lĩnh vực nào, ông cũng có đóng góp đáng kể.

    • Là một nghệ sĩ tiên phong trong việc tìm  tòi, đổi mới nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.

    • Ông là một nghệ sĩ gắn bó với Hải Phòng, có nhiều sáng tác nổi tiếng về Thành phố Cảng như: Nhớ Hải Phòng (thơ), Vỡ bờ (tiểu thuyết)…

    • Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.

b. Tác phẩm

  • Văn bản được viết ở chiến khu Việt Bắc (1948) – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp – thời kì đang nỗ lực xây dựng một nền văn nghệ vớiphương châm: dân tộc – khoa học – đại chúng.

  • Văn bản trích trong bài tiểu luận cùng tên.

  • Tác phẩm in trong tập "Mấy vấn đề văn học", xuất bản năm 1956.

c. Bố cục

Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến "một cách sống của tâm hồn": Trình bày nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ

  •  Là thực tại khách quan và nhận thức mới mẻ.

  • Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng văn nghệ không chỉ phản ánh khách quan cái hiện thực ấy mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tác – qua lăng kính của tác giả.

  • "Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần mình góp vào đời sống chung quanh".

  • Để làm nổi bật luận điểm này, tác giả đã đưa ra 2 dẫn chứng:

    • Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du – đây không chỉ là tả cảnh mùa xuân mà còn là sự rung động của Nguyễn Du trước cảnh mùa xuân đem đến cho người đọc sự sống, tuổi trẻ…

    • Cái chết của nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na khiến người đọc bâng khuâng, thương cảm.

→ Người đọc đã nhận ra được tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ gửi vào cái hiện thực cuộc sống ấy. Chính lời nhắn gửi toát lên từ hiệnthực khách quan được biểu hiện trong tác phẩm đã đem đến cho người đọc một nhậnthức mới mẻ.

⇒ phép lập luận phân tích cùng với những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, Nguyễn Đình Thi cho thấy: nội dung văn nghệ là phản ánh hiện thực. Hiện thực ấy mang tính hình tượng cụ thể, sinh động, là đời sống, tưtưởng, tình cảm của con người thông qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.

b. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người

  • Văn nghệ giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn:

    • Văn nghệ giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình.

    • Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi.

    • Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc.

    • Đem tới cả thời đại cách sống tâm hồn.

⇒ Văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người chúng ta.

c. Con đường đến với người đọc của văn nghệ

  • Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
  • Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau giữa tâm hồn con người với cuộc sống sản xuất, chiến đấu; là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vui trong đời sống tự nhiên với đời sống xã hội.
  • Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệthuật hóa – tư tưởng cụ thể sinh động, lắng sâu, kín đáo chứ không lộ liễu, khô khan, áp đặt.

⇒ Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn người đọc bằng con đường tình cảm. Qua tác phẩm văn nghệ, chúng ta sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu ghét, buồn vui đợi chờ, cùng với các nhân vật và người nghệ sĩ. 

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ.

    • Nghệ thuật

      • Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
      • Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế để khẳng định, thuyết phục các ý kiến, nhận định, để tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.
      • Giọng điệu chân thành, say sưa, đầy nhiệt huyết.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu tác giả và tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ.
  • Nội dung chính là tầm quan trọng của văn nghệ.

2. Thân bài

a. Nội dung phản ánh của văn nghệ

  • Tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu từ thực tại đời sống nhưng không sao chép thực tại. Khi sáng tạo tác phẩm, người nghệ sĩ gởi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của mình nên nội dung tác phẩm không chỉ là hiện thực khách quan mà còn là tư tưởng tấm lòng của nhà nghệ sĩ.
  • Tác phẩm văn nghệ không phải là những lời thuyết lí khô khan mà là tiếng nói sinh động bởi nó chứa đựng những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích của nhà nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc, đặc biệt, nó giúp ta tự phát hiện ra mình có thể làm chúng ta thay đổi cách nghĩ, cách sống.

⇒ Khác với khoa học khám phá các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, văn nghệ tập trung khám phá tính cách, số phận, thế giới bên trong của tâm hồn con người. Hiện thực trong tác phẩm văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động qua cái nhìn và tình cảm của nhà nghệ sĩ. Đó là nội dung chủ yếu của văn nghệ.

b. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người

  • Khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với những sự sống, những hoạt động, những vui buồn gần gũi.
  • Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống khắc khổ hằng ngày, giúp cho con người biết rung cảm và ước mơ khi cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc.

⇒ Văn nghệ rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

c. Sức mạnh cảm hóa kì diệu của văn nghệ đối với con người.

  • Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
  • Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng thái độ, tình cảm của con người. Tư tưởng của nghệ thuật là tư tưởng thấm đẫm cảm xúc. Thông qua con đường cảm xúc, tình cảm, tác phẩm văn nghệ lay động tâm hồn, tác động vào nhận thức của người đọc.
  • Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta càng được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu ghét, vui buồn, chờ đợi cùng các nhân vật. Nghệ thuật đốt lửa trong lòng người thôi thúc con người hành động.
  • Văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình và góp phần xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.

⇒ Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn người đọc bằng con đường tình cảm.

3. Kết bài

  • Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tiếng nói văn nghệ.
  • Liên hệ bản thân.

3. Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ

Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chặt chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh 3 luận điểm: văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người, văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn, văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng. Để hiểu sâu hơn về tác phẩm, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.

4. Một số bài văn mãu về Tiếng nói của văn nghệ

Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 và mất năm 2003. Ông là nhà văn đồng thời cũng là một nhạc sĩ thời hiện đại. Do trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp nên các tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời cuộc. Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” được viết trong giai đoạn Nguyễn Đình Thi đang ở chiến khu Việt Bắc, bài viết nói lên sức mạnh của văn nghệ trong việc định hướng, cổ vũ tinh thần con người trong chiến tranh. Để nắm được nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành bài văn viết về tác phẩm này đạt kết quả cao, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?