Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản để nắm một số vần đề lí thuyết của bài học, vận dụng và giải quyết các bài tập tốt hơn. Chúc các em có thêm một bài giảng hay và cần thiết.
Tóm tắt bài
1.1. Sự giống và khác nhau giữa cách thành phần: chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống
a. Giống nhau
- Thành phần chủ ngữ trong câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí ở đầu câu
- Đều thường thể hiện thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng
- Việc sử dụng những kiểu câu trên có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản
b. Khác nhau
- Chủ ngữ trong câu bị động
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
- Khởi ngữ:
- Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên đề tài của câu.
- Luôn đứng đầu câu
- Tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ: thì, là, hoặc dấu phẩy
- Trước khởi ngữ có thể có hư từ: còn, về, đối, với...
- Trang ngữ chỉ tình huống
- Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
2. Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Để nắm một số vần đề lí thuyết của bài học, vận dụng và giải quyết các bài tập tốt hơn, các em có thể tham khảo
bài soạn Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản.