Bài học giúp các em hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý. Có kĩ năng lĩnh hội được hàm ý, kĩ năng nói và viết theo cách có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết.
Tóm tắt bài
2.1. Hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học về hàm ý
Bài tập minh họa
Ví dụ 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Lý trưởng đánh vần hết bức văn tự liền thở hơi rượu vào mặt chị Dậu:
– Chỉ cần chồng mày ký vào văn tự thôi à?
– Cụ Nghị bắt phải xin triện của ông nhận thực cho nữa. Nhưng con sợ ông, nên chưa dám nói.
Lý trưởng cười lối khinh bỉ:
– Triện của ông có phải củ khoai? Dễ ông đóng không cho mày đấy chắc!
– Xin ông thương con. Nếu không có triện của ông, cụ Nghị lại không giao tiền.
– Một đồng bạc! Nghe chửa! Thế là ông thương mày đấy, người khác thì phải năm đồng.
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
- Những câu nói nào của lí trưởng mang nghĩa hàm ý?
- Cách thức tạo ra các câu nói mang nghĩa hàm ẩn của lí trưởng là gì? Nghĩa hàm ẩn của những câu ấy nói gì?
Gợi ý làm bài:
- Ở lượt lời thứ nhất của lí trưởng mang hàm ý: "Chỉ cần chồng mày kí vào văn tự thôi à?"
- Ở lượt lời thứ hai, câu đầu mang nghĩa hàm ý còn câu sau mang nghĩa tường minh: "Triện của ông có phải củ khoai? Dễ ông đóng không cho mày đấy chắc!"
- Cách thức tạo ra hàm ý của lí trưởng là lối nói vòng vo, không trực tiếp. Chỉ câu nói cuối cùng: “Dễ ông đóng không cho mày chắc!” mang nghĩa tường minh là thể hiện toàn bộ ý nghĩa hàm ẩn của các câu nói trước của lí trưởng: chị Dậu phải trả tiền cho ông lí thì ông lí mới đóng dấu vào văn tự mua bán giữa chị và ông bà Nghị Quế.
Ví dụ 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Cụ bá quát, bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của người.
- Anh này lại say khướt rồi!
Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ tay lên nửa chừng:
- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi tù mà nếu không được thì... thì... thưa cụ...
Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:
- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.
Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim. Cụ bá cười khanh khách. Cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười Tào Tháo ấy. Cụ đứng lên vỗ vai hắn mà bảo rằng:
- Anh bứa lắm. Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. Ðội Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được tự nhiên có vườn.
(Chí Phèo - Nam Cao)
- Những câu nói của Chí Phèo mang hàm ý gì? Những hành động nói gián tiếp nào góp phần thể hiện nghĩa hàm ý của các câu nói đó?
- Câu nói “Ðội Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được tự nhiên có vườn” của bá Kiến có hàm ý gì?
Gợi ý làm bài:
- Những câu nói của Chí Phèo:
- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi tù mà nếu không được thì... thì... thưa cụ...
- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.
- Kèm theo những hành động nói gián tiếp:
- Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc […] Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim thể hiện hàm ý: Chí Phèo sẵn sàng liều lĩnh đam chết bất cứ ai vào lúc này, kể cả bá Kiến.
- Câu nói “Ðội Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được tự nhiên có vườn” của bá Kiến có hàm ý: nếu dám, Chí Phèo đến gây sự và đâm đội Tảo để đòi nợ giúp bá Kiến.
4. Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
Để hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, các em có thể tham khảo