Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Qua bài luyện tập, giúp các em ôn lại kiến thức phép điệp, phép đối; luyện kĩ năng phân tích, kĩ năng sử dụng phép điệp và phép đối và vận dụng các kiến thức này vào giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa.

Tóm tắt bài

1.1. Nội dung bài học

a. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)

  • Khái niệm
    • Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
  • Đặc điểm
    • Có nhiều cách phân chia phép điệp
      • Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu...
      • Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp.
      • Theo tính chất: điệp đơn giản và điệp phức tạp.
  • Tác dụng
    • Câu văn thêm tính hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, giàu sức gợi, biểu cảm.

b. Luyện tập về phép đối

  • Khái niệm
    • Phép đối (còn gọi là đối ngữ) là cách sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân xứng về cấu trúc, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu. Tạo nên nét nghĩa tương phản hoặc tương đồng nhằm nhấn mạnh một nội dung nào đó.
  • Đặc điểm
    • Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
    • Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về Bbằng, trắc.
    • Về từ loại: Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ).
    • Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
  • Tác dụng
    • Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
    • Tạo ra sự hài hoà về thanh.
    • Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
  • Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.
    • Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.
    • Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp → Tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc.

Bài tập minh họa

 
 

Câu 1: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp?

A.      

 "Đồng Đăng có phố Kì Lừa,

        Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh".

                                                                        (Ca dao)

B.        

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

   Eo sèo mặt nước buổi đò đông".

                                                                        (Tú Xương)

C.

"Cóc chết bỏ nhái mồ côi,

             Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng!

  Ễnh ương đánh lệnh đã vang!

   Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!"

                                                                        (Ca dao)

D. A và B đều chứa phép điệp.

Câu 2: Đoạn thơ nào sau đây chứa phép đối?

A.    

"Cô bé nhà bên có ai ngờ

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

      Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)"

               (Giang Nam)

B.

"Sớm trông mặt đất thương núi xanh

Chiều vọng chân mây nhớ tím trời"

(Xuân Diệu)

C.

"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà"

(Hàn Mạc Tử)

D.

"Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hang râm bụt thắp lên lửa hổng"

3. Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Để ôn lại kiến thức phép điệp, phép đối, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?