Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
- Có hai kiểu so sánh, tương đồng và tương cận.
- Mục đích so sánh: đánh giá chính xác về sự việc, đem lại sức thuyết phục cao
- Yêu cầu của so sánh: Tiêu chí so sánh, đối tượng so sánh, kết luận
- Cách thức so sánh
2. Soạn bài Thao tác lập luận so sánh
Ngữ liệu SGk trang 81
Câu 1: Trong đoạn trích, tác giả so sánh "Bắc" với "Nam" về những mặt nào?
- Trong đoạn trích, tác giả so sánh "Bắc" với "Nam" về các mặt:
- Văn hiến
- Núi sông bờ cõi
- Phong tục
- Hào kiệt
Câu 2: Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?
- Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận: nước ta và Trung Hoa ngang bằng nhau về vị thế, không thể xem ai hơn ai; Đại Viêt là một nước độc lập, tự chủ; ý đồ muốn thôn tính, sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc là hoàn toàn trái đạo lý không thể chấp nhận được.
Câu 3: Sức thuyết phục của đoạn trích
- Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến chân lí của thời đại, khẳng định nước ta là một nước độc lập, có chủ quyền riêng.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thao tác lập luận so sánh để nắm vững hơn những kiến thức cần thiết và cách thức so sánh, chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp.
3. Hỏi đáp về bài Thao tác lập luận so sánh
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.