Tập đọc: Chõ bánh khúc của dì tôi

Nhằm giúp các em có những kiến thức nền tảng của bài học Tập đọc: Chõ bánh khúc của dì tôi trước khi đến lớp, Chúng tôi mời các em tham khảo bài học dưới đây, mong các em gặt hái được nhiều kiến thức hay, thú vị trước khi đến lớp. Chúc các em có thêm bài học hay.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn đọc Chõ bánh khúc của dì tôi

  • Chú ý cách đọc các từ ngữ: cỏ non, hơi nóng, rau khúc, lấp ló, long lanh, xôi nếp, màu rêu xanh, pha lê...
  • Chú ý nghĩa một số từ khó
    • Chõ: nồi có nhiều lỗ ở đáy, để đồ xôi, hập bánh.
    • Pha lê: loại thủy tinh trong suốt.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Chõ bánh khúc của dì tôi

Câu 1 (trang 91 SGK lớp 3): Tác giả tả cây rau khúc như thế nào?

Gợi ý:

  • Tác giả tả cây rau khúc như sau: cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.

Câu 2 (trang 91 SGK lớp 3): Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc.

Gợi ý:

  • Những câu văn tả chiếc bánh khúc:
    • Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.

Câu 3 (trang 91 SGK lớp 3): Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương?

Gợi ý:

  • Tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương vì đó là một mùi vị thơm ngon chỉ có ở quê hương, một mùi vị gắn liền với hình ảnh người dì thân yêu và gợi lại những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đẹp.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Đọc trôi chảy, lưu loát bài Chõ bánh khúc của dì tôi, chú ý nghĩa một số từ khó.
    • Nắm được nội dung bài học: Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì đã làm tác giả thêm gắn bó và yêu quê hương tha thiết.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học 

Chính tả Nhớ - viết: Về quê hương và phân biệt s/x, ươn/ương để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?