Nhằm giúp các em có những kiến thức nền tảng của bài học Tập đọc: Cái cầu trước khi đến lớp, Chúng tôi mời các em tham khảo bài học dưới đây, mong các em gặt hái được nhiều kiến thức hay, thú vị trước khi đến lớp. Chúc các em có thêm bài học hay.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc Cái cầu
- Chú ý cách đọc các từ ngữ: thuyền buồm, đãi đỗ, Hàm Rồng, chum nước
- Chú ý nghĩa một số từ khó
- Chum: đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt.
- Ngòi: dòng nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc đầm, hồ.
- Sông Mã: sông lớn chảy qua tỉnh Thanh Hoa.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Cái cầu
Câu 1: (SGK Trang 35, Tiếng Việt 3) Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
Gợi ý:
- Người cha trong bài thơ có thể là kĩ sư cầu đường hoặc một người công nhân đi xây những cây cầu trên mọi miền đất nước.
Câu 2: (SGK Trang 35, Tiếng Việt 3) Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?
Gợi ý:
- Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến nhiều cây cầu thân thuộc khác như: chiếc cầu bằng tơ do nhện bắc qua chum nước, chiếc cầu ngọn gió của chim sáo bắc qua sông, chiếc cầu lá tre do con kiến bắc qua ngòi, cây cầu tre lối sang bà ngoại và chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.
Câu 3: (SGK Trang 35, Tiếng Việt 3) Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao?
Gợi ý:
- Bạn nhỏ yêu nhất cầu Hàm Rồng vượt qua sông Mã trong tấm ảnh mà cha gửi. Vì đó là chiếc cầu do chính tay cha và các đồng nghiệp của cha làm.
Câu 4: (SGK Trang 35, Tiếng Việt 3) Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
Gợi ý:
- Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ" vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ Cái cầu, chú ý nghĩa một số từ khó và đọc chuẩn xác các từ khó phát âm
- Nắm được nội dung bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu và tự hào về cha. Vì vậy, bạn thấy cái cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.