Bài giảng Tấm Cám sẽ giúp các em nắm ý nghĩa của những mâu thuẫn xung đột và sự biến hóa của Tấm trong và đồng thời cũng giúp các em nắm các đặc điểm về nghệ thuật trong truyện. Chúc các em có thêm một bài giảng hay.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Khái quát về truyện cổ tích
- Khái niệm: Là tác phẩm tự sự dân gian kể về số phận kiểu nhân vật quen thuộc (người bất hạnh, dũng sĩ, người thông minh....) thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lý xã hội.
- Phân loại:
- Truyện cổ tích về loài vật
- Truyện cổ tích thần kì
- Truyện cổ tích sinh hoạt
b. Đặc trưng truyện cổ tích thần kì
- Nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
- Nội dung: Thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người.
c. Truyện cổ tích Tấm Cám
- Thể loại: thuộc truyện cổ tích thần kì.
- Kiểu truyện: nhân vật mồ côi, bất hạnh
- Tóm tắt:
- Tấm mồ côi, sống với dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm bị mẹ con Cám ngược đãi, sống khổ cực. Được sự giúp đỡ của bụt, Tấm trở thành hoàng hậu. Ngày về giỗ tổ, Tấm bị mẹ con Cám giết. Tấm vùng lên, hóa thân nhiều lần để đấu tranh và cuối cùng Tấm được trở lại bên nhà vua với cuộc sống hạnh phúc và mẹ con Cám bị trừng trị thích đáng.
- Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu đến"ở đâu ra mà đẹp thế"): Tấm từ cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu
- Phần 2 (còn lại): Quá trình đấu tranh bảo vệ hạnh phúc.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Tấm từ cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu
- Thân phận:
- Mồ côi, sống thiếu tình thương
- Bị mẹ ghẻ và Cám hắt hủi, phải làm việc quần quật suốt ngày, luôn bi đe dọa từ sự ghen ghét, độc ác của mẹ con Cám. (Cám dành chiếc yếm đỏ, Cám bắt cá bống làm thịt ăn, mẹ con Cám không cho Tấm đi dự hội)
- Sự giúp đỡ của yếu tố kì ảo:
- Mỗi khi Tấm khóc, bụt lại xuất hiện an ủi, ban tặng vật thần kì để giúp đỡ Tấm
- Tấm mất Yếm đỏ → Bụt cho cá bống
- Tấm mất cá bống → Bụt cho hi vọng
- Mơ ước bị dập tắt → Bụt cho chim sẻ đến giúp, cho quần áo đẹp, giúp Tấm chuẩn bị đi hội. Và vì được đi hội nên Tấm trở thành hoàng hậu.
- Mỗi khi Tấm khóc, bụt lại xuất hiện an ủi, ban tặng vật thần kì để giúp đỡ Tấm
⇒ Bụt là hiện thân của thần linh, giúp cho nhân dân thực hiện ước mơ về hạnh phúc
b. Quá trình đấu tranh bảo vệ hạnh phúc
- Tấm không còn bị động, yếu đuối mà mạnh mẽ, quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc
- Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt của Tấm để giành lại hạnh phúc được thể hiện qua những lần hóa thân:
- Lần 1: Sau khi Tấm bị ngã xuống ao Tấm hóa thành chim vàng anh, đó là sự hóa thân của một linh hồn trong sáng, hồn hậu. Từ lần hóa thân ấy, Tấm không còn yếu đuối, bị động như xưa.
- Lần 2: Tấm hóa thành cây xoan đào với cành lá xanh tươi che mát cho nhà vua, điều đó thể hiện quyết tâm đấu tranh gìn giữ hạnh phúc với kẻ thù và đồng thời thể hiện tình cảm của Tấm dành cho nhà vua mãi không phai qua bao thăng trầm
- Lần 3: Tấm hóa thân thành khung cửu cất tiếng giành lại hạnh phúc và đe dọa kẻ thù.
- Lần thứ 4: Tấm hóa thân thành cây Thị. Đó là biểu trưng cho tấm lòng thơm thảo của Tấm. Tấm sống một cuộc sống giản dị, đời thường nhưng đã chủ động hơn trong cuộc sống.
⇒ Sự hóa thân của tấm thể hiện:
- Sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện
- Cái thiện không thể mãi chịu oan ức trong im lặng, mà phải vùng dậy, đấu tranh với cái ác.
- Phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề:Trình bày suy nghĩ của em về kết thúc của truyện cổ tích Tấm Cám
Gợi ý làm bài:
Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
- Kết thúc truyện có hậu thể hiện triết lí: “gieo gió gặp bão”, “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp dữ” và bài học cảnh báo: Đừng gây mâu thuẫn, thù oán.
- Con người phải tự mình bảo vệ hạnh phúc của mình, không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.
- Hành động trả thù của Tấm là đích đáng vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống. Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội. Mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa người bóc lột và người bị bóc lột. Vì vậy,Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống, quyền làm người.
3. Soạn bài Tấm Cám
Truyện cổ Tấm – Cám thuộc loại truyện thần kì kể về đời cô Tấm, một có bé bất hạnh phải chịu nhiều nỗi đắng cay, chua xót nhưng được Tiên, Bụt.. phò trợ nên đã vượt qua và đạt được hạnh phúc trong đời. Với bài soạn Tấm Cám, các em sẽ nắm được những nội dung cần đạt từ nghệ thuật đến nội dung của văn bản. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Bài soạn Tấm Cám.
4. Một số bài văn mẫu văn bản Tấm Cám
Ra đời từ thuở xa xưa trong lịch sử dân tộc, cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi mai sau, câu chuyện Tấm Cám được người Việt giữ gìn, truyền lại cho nhau như người xưa giữ lửa và truyền lửa qua mỗi nếp nhà. Ấy là ngọn lửa cho truyền thống dân tộc, truyền thống yêu cái thiện ghét cái Ác. Với một số bài văn mẫu được Chúng tôi biên soạn và tổng hợp, các em sẽ nắm được những kiến thức cần đạt khi học văn bản Tấm Cám. Chi tiết các bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây: