Qua bài học giúp các em hiểu rằng muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, cần có một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối hoặc các hình thức vè, diễn ca,... Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật cần hợp lí và gây hứng thú cho người đọc.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
a. Ôn tập văn bản thuyết minh
- Tính chất văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,.. của sự việc, hoạt động trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Mục đích của văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức khách quan giúp cho người đọc hiểu biết một cách đúng đắn, đầy đủ về sự vật.
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng: nêu định nghĩa giải thích, phân loại sự vật, so sánh, nêu số liệu, biểu đồ…
b. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
- Văn bản thuyết minh đặc điểm vai trò của đá và nước trong việc tạo lập vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long.
- Kiến thức trong văn bản chính xác, khoa học, khách quan.
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là:
- Phương pháp định nghĩa, giải thích: "Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận."
- Phương pháp liệt kê: "có thể thả trôi,...; có thể thong thả,... ; có thể bơi nhanh,..."
- Phương pháp phân loại, phân tích: "Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách.", "Hòa thân không ngừng là tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta."
- Để thêm sinh động tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật tưởng tượng và liên tưởng: "Để mặc cho con thuyền bập bềnh lên xuống theo còn triều.", "Nhanh hơn để tạo cảm xúc xe dịch.",...
⇒ Tạo được sự sinh động, hấp dẫn cho văn bản thuyết minh
1.2. Ghi nhớ (SGK)
2. Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.