Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài
1.1. Nội dung
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và sự nghiệp thơ văn phong phú, đa dạng của ông. Qua đó ta thấy được tấm lòng của ông đối với đất nước, với nhân dân.
1.2. Nghệ thuật
- Bút pháp trữ tình, đạo đức
- Mang đậm chất Nam Bộ
2. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu chương trình chuẩn
Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh chị có cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ?
- Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
- Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888) hiệu là Hối Trai, xuất thân trong gia đình nhà Nho.
- Sinh ra tại quê mẹ - tỉnh Gia Định.
- Năm 1943 : ông thi đỗ tú tài
- Năm 1946: ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp. Khi ông chuẩn bị thi → nhận được tin mẹ mất ⇒khóc mẹ mù mắt.
- NĐC mở trường dạy học, bốc thuốc ở Gia Định.
- Năm 1859: Pháp đánh chiếm GIa Định, ông gia nhập nghĩa quân, bàn mưu kế đánh giặc, viết thơ văn yêu nước…
- Cảm nhận: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ trung kiên, bất khuất trước kẻ thù.
Câu 2: Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
- Dựa vào những đoạn trích đã học về truyện Lục Vân Tiên (ở lớp 9 và lớp 11), hãy cho biết lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào.
- Lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm đối với nhân dân (đó là những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc)
- Ở tác phẩm Lục Vân Tiên, ta thấy tác phẩm nhằm mục đích truyền dạy những bài học về đạo làm người chân chính, mang tinh thần nhân nghĩa của nho học nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
- Những mẫu người lí tưởng trong tác phẩm là những con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
- Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời?
- Nội dung trữ tình yêu nước: Là những sáng tác đi cùng với những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp bấy giờ:
- Tác giả ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước
- Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta
- Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm gây bao thảm họa cho nhân dân
- Đả kích mạnh mẽ bọn làm tay sai cho giặc
- Biểu dương những anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh cho tổ quốc.
- Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời: Cổ vũ tinh thần chiến đấu, ghi nhận sự cống hiến và khẳng định tình yêu nước của nhân dân ta. Thúc đẩy phong trào của nhân dân đấu tranh chống quân xâm lược
- Nội dung trữ tình yêu nước: Là những sáng tác đi cùng với những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp bấy giờ:
- Theo anh (chị) sắc thái Nam bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?
- Sắc thái Nam bộ được thể hiện qua lối thơ thiên kể về cốt cách nhân vật từ lời ăn tiếng nói môc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên.
Câu 3: Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.
- Điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu
- Tư tưởng của hai nhà thơ đều gắn với tinh thần yêu nước.
- Tư tưởng cuat hai nhà thơ đều bắt nguồn từ lòng thương dân sâu sắc.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu để nắm vững hơn những kiến thức cần đạt về văn bản này.
3. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu chương trình Nâng cao
Câu 1: Hãy kể ra các sự kiện lớn trong cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tác động của chúng đối với sáng tác thơ văn của ông.
- Các sự kiện lớn trong cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
- Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học.
- Năm 1843, vào Gia Định thi đỗ tú tài
- Năm 1849, chuẩn bị đi thi tiếp thì nghe tin mẹ mất, ông bị ốm nặng và khóc thương mẹ mà mù hai mắt.
- Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghém, chiếm thành Gia Định, ông về quê vợ.
- Từ năm 1961 -962, ông lui về Ba Tri tiếp tục dạy học, bốc thuốc và tham gia kháng chiến cùng với nhân dân.
- Giặc Pháp chiếm ba tình miền Tây, Nguyễn Đinhg Chiểu tỏ thái độ không hợp tác với chúng.
- 3-7-1888, ông buồn rầu, đau ốm và mất.
- Tất cả các sự kiện lớn trong cuộc đời nhà thơ đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác thơ văn.
Câu 2: Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác mà anh (chị) đã học và nêu quan niệm văn chương của ông.
- Giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
- Sáng tác tiêu biểu nhất của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn này là Truyện Lục Vân Tiên. Ngoài ra, thể hiện tinh thần đạo lí còn có Dương Từ - Hà Mậu.
- Giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
- Khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, Nguyễn Ddình Chiểu liền chuyển sang lên án mạnh mẽ quân xâm lược với các tác phẩm: Chạy giặc, Xúc cảnh (Ngắm gió đông) Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục Tỉnh, Thơ điếu Phan Tòng, Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh.
- Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu: văn dĩ tải đạo
Câu 3: Nguyễn Đình Chiểu là người mở đầu dòng văn yêu nước cuối thế kỉ XIX. Hãy phân tích các tác phẩm tiêu biểu và nêu bật ý nghĩa của chúng đối với lịch sử văn học Việt Nam.
- Nguyễn Đình Chiểu là người mở đầu dòng văn yêu nước cuối thế kỉ XIX. Điều này được thể hiện rõ trong bài thơ Chạy giặc, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông dân Nam Bộ. Nó được đánh giá là “một tượng đài nghệ thuật hiếm có. Bi tráng là tầm vóc và tính chất của tượng đài nghệ thuật ấy: Vừa hoành tráng, hùng tráng vừa thông thiết, bi ai. Thể hiện một quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu một cách mới lạ mà người đọc chưa từng thấy trong văn học yêu nước giai đoạn trước đó.”
Câu 4: Trình bày những đóng góp đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu cho văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
- Nói về giá trị và nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có người nhận xét “Thơ văn Đồ Chiểu xứng đáng là ngôi sao sáng, là ngọn cờ tiêu biểu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX”.
- Về nghệ thuật: thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giàu sức truyền cảm. Trong các bài tơ Đường luật, văn tế, ông thể hiện một tài nghệ điêu luyện.
- Về ngôn từ, lời văn của ông mộc mạc mà tề chỉnh, từ dùng chính xác, giàu sức gợi cảm.
- Về hình ảnh, ông có tài lựa chọn những chi tiết rất điển hình.
- Về thể loại (Đường luật, văn tế hay truyện thơ) nghệ thuật của ông đều bình dị, mộc mạc, đậm đà bản săc dân tộc, đặc biệt là bản sắc địa phương Nam Bộ.
4. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu"
Gợi ý làm bài:
Câu 1:
- Nhận định trên của Xuân Diệu đã thâu tóm, khái quát được những tình cảm mà Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân. Tấm lòng yêu nước thương dân trong ông chính là một đặc điểm nổi bật trong tâm hồn của ông. Đặc biệt khi viết về nhân dân, những con người lao động bình thường tác giả đã dùng cả sự trân trọng và nâng niu của mình đối với những nét tính cách đơn sơ, mộc mạc, bình dị của người dân lao động. Tác giả tìm thấy, khẳng định và ngợi ca những nét đẹp của họ. (nhân nghĩa, thủy chung,....)
- Nguyễn Đình Chiểu không chỉ yêu thương, trân trọng những người nông dân lao động bình dị mà còn phát hiện những nét tính cách ngời sáng của họ khi đất nước cần. Họ là nông dân biết trăn trở và suy tư trước thời cuộc. Họ là những con người khi đất nước cần thì sẵn sàng hi sinh vì đất nước, sẵn sàng bảo vệ đôc lập, tự do của dân tộc.
5. Hỏi đáp về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu Sau khi thực dân Pháp xâm lược
Mình cần trong tối nay nhé
Cảm ơn các bạn