Soạn bài Văn bản

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Những đặc điểm cơ bản của văn bản (hình thức lẫn nội dung)
  • Phân loại các loại văn bản theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp

2. Soạn bài Văn bản chương trình chuẩn

Bài tập phần 1:

 Câu 1: Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tạo ra trong hoạt động nào? Đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng mỗi văn bản ra sao?

  • Hoạt động và nhu cầu:
    • Văn bản (1):  Hoạt động giao tiếp chung, nhằm đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm 
    • Văn bản (2) Hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người.
    • Văn bản (3) Hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước và toàn thể đồng bào.
  • Số lượng câu của từng văn bản không giống nhau (từ 1 câu đến nhiều câu, nhiều đoạn). Văn bản (1), (2) có tính nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu nghệ thuật. Văn bản (3) mang tính chính trị, để đáp ứng cho mục đích chính trị.

Câu 2: Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

  • Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè)
  • Văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
  • Văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp).
  • Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

Câu 3: Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?

  • Ở văn bản (2) và (3), các câu trong văn bản đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ thể.
  • Đặc biệt ở văn bản (3) còn được tổ chức theo kết cấu ba phần : mở đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề.

Câu 4: Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

Văn bản (3) có dấu hiệu mở đầu văn bản là nhan đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến’’ và dấu hiệu kết thúc văn bản là thời gian, địa điểm và tên tác giả.
Câu 5: Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?

  • Văn bản (1) nhằm mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống.
  • Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ để gợi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người đối với họ.
  • Văn bản (3) nhằm mục đích kêu gọi toàn dân đứng lên chống thực dân Pháp.

Bài tập phần II

Câu 1:So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện:

  • Vấn đề:
    • Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống.
    • Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
    • Văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.
  • Từ ngữ
    • Các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hàng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày...).
    • Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc...).
  • Cách thức thể hiện nội dung:
    • Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.
    • Văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.
    • Văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: So sánh

a. Phạm vi sử dụng:

  • Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.
  • Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
  • Các văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
  • Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là những văn bản dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.

b. Mục đích giao tiếp:

  • Văn bản (2) nhằm bộc lộ cảm xúc.
  • Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến.
  • Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ kiến thức khoa học.
  • Đơn và giấy khai sinh nhằm trình bày ý kiến, nguyện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính.

c. Từ ngữ:

  • Văn bản (2) dùng những từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh.
  • Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị. + Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học.
  • Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Kết cấu và trình bày:

  • Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát.
  • Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ rệt, mạch lạc.
  • Văn bản trong SGK cũng có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
  • Đơn và giấy khai sinh có mẫu hoặc in sẵn, chỉ cần điền nội dung cụ thể.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Văn bản để hiểu rõ hơn kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Soạn bài Văn bản chương trình Nâng cao

Câu 1: Hãy trình bày những đặc điểm của văn bản.

Gợi ý:

  • Những đặc điểm của văn bản:
    • Văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm và mục đích
    • Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức
    • Văn bản có tác giả

Câu 2: Từ những hiểu biết về văn bản, hãy nêu tên các loại văn bản có trong đời sống mà anh (chị) biết.

Gợi ý:

  • Tên các loại văn bản có trong đời sống: Hợp đồng, Biên bản, Đơn xin phép, Các bài báo, Truyện, Thơ,...

Câu 3: Theo anh (chị), các văn bản viết, khắc, in có vai trò gì đối với sự phát triển văn hóa của dân tộc?

Gợi ý:

  • Các văn bản viết, khắc, in có vai trò đối với sự phát triển văn hóa của dân tộc:
    • Lưu giữ được những tác phẩm văn học, nghệ thuật, văn hóa... có từ lâu đời.

    • Nhờ những văn bản đó ta biết đọc cách ứng xử của người xưa.

    • Có tác dụng phổ biến để người nước ngoài thấy được nền văn hóa của nước ta

Câu 4: Đọc văn bản Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử và chỉ ra nội dung của nó (Văn bản giới thiệu cái gì, có những ý chính nào?). Tóm tắt văn bản đó thành một đề cương (dàn ý).

Gợi ý:

  • Nội dung của văn bản Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử: nêu những tri thức về những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần; các thời kì phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.

Câu 5: Đọc nhan đề của một bài báo, hãy đoán trước những nội dung sẽ được trình bày trong bài báo đó. Đọc toàn bộ bài báo và đối chiếu xem nội dung được viết ra với điều dự đoán của mình khác nhau ở điểm nào?

Gợi ý:

  • Học sinh tự vận dụng để làm bài.

4. Hỏi đáp về bài Văn bản 

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 


 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?