Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường

1.2. Nghệ thuật

  • Thể thơ tứ tuyệt đường luật
  • Ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, giản dị
  • Hình ảnh thơ tươi sáng, gợi cảm

2. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (Tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.

  • Lầu Hoàng Hạc ở phía tây so với Dương Châu. Nối giữa hai địa danh này là con sông Trường Giang.
  • Tháng 3 - Mùa hoa khói: là tiết mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.
  • Mối quan hệ giữa người đi và kẻ ở là cố nhân: người bạn lâu năm, gắn bó thân thiết.
  • Tất cả đó đã làm cho bài thơ nhuốm nỗi buồn.

Câu 2: Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy “Cánh buồm lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân”.

  • Tình cảm của tác giả khi tiễn “cố nhân” xuôi theo dòng Trường Giang với một sự lưu luyến, buồn bã. Một chữ “cô” mà chất chứa bao nỗi buồn cho cả hai người bạn trong buổi chia li. Trong tâm trạng buồn sầu đó, tất cả tâm hồn nhà thơ chỉ còn nhìn thấy mỗi cánh buồm của bạn mình mà thôi.

Câu 3: Anh (chị) hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.

  • Trước hình ảnh người ra đi – kẻ ở lại, tâm tình của nhà thơ vừa bịn rịn, lưu luyến vừa cô đơn, lẻ loi.
  • Không gian được mở rộng đến mênh mang, chỉ còn dòng sông chảy ngang lưng trời càng tô đậm thêm nỗi trống vắng, đơn côi của nhà thơ.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian (tháng ba - mùa hoa khói) và con người (cố nhân...) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?

  • Không gian đưa tiễn :
    • Hoàng Hạc lâu – phía Tây ( một thắng cảnh thần tiên, thanh cao, thoát tục) ⇒ đi về Dương Châu ( một thắng cảnh phồn hoa)
    • Điểm nối : sông Trường Giang chạy đến chân trời ⇒ con thuyền càng lúc càng xa nơi lí bạch đưa tiễn.

⇒ Không gian mênh mông, rộng lớn, khoáng đạt ⇒ tình người man mác, lan tỏa.

  • Thời gian : tháng 3 mùa hoa khói, mùa xuân thanh bình

⇒ Tiết trời mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.

  • Hoa – cũng có thể hiểu là sự nhộn nhịp của phồn hoa đô hội Dương Châu ⇒ cảnh ấy gợi nên chút nhộn nhịp nhưng  cũng không thể át đi nỗi buồn chia li.
  • Quan hệ con người :
    • Cố nhân : bạn cũ ⇒ tình cảm gắn bó ⇒ sự thiết tha, quyến luyến khi chia tay.

⇒ Quan hệ không gian – thời gian – con người thống nhất ở cái đẹp : cảnh đẹp – thời tiết đẹp – tình bạn đẹp.

  • Mọi thứ đều tươi đẹp, song con người lại ở trong hoàn cảnh chia li ⇒ nỗi nhớ thương lưu luyến càng trở nên tha thiết.

Câu 2: Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lí Bạch lại chỉ thấy "cánh buồm lẻ loi" (cô phàm) của "cố nhân"?

  • Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược. Lí Bạch lại chỉ thấy "cánh buồm lẻ loi" (cô phàm) của "cố nhân" là vì:
  • Đấy chính là tình bạn thiết tha và sâu nặng của Lí Bạch: Bạn đi rồi, tất cả tâm hồn nhà thơ như bị hút vào cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên mà không nhìn thấy thuyền bè nào khác nữa trên sông. Và ông thấy rõ đó là một “cánh buồm lẻ loi” (cô phàm) khi bạn ra đi không có mình bên cạnh. Một chữ “cô” mà chất chứa bao nỗi buồn cho bạn, cho mình trong buổi tiễn đưa ly biệt.
  • Ban đầu còn rõ (cổ phàm), rồi mờ dần, xa dần (viễn ảnh), cho đến khi bóng buồm mất hút vào khoảng trời nước xanh thẳm bao la (bích không tận). Cái tài của câu thơ là không chỉ vẽ được sự xa dần và mất hút của cánh buồm, mà còn nói lên được tâm trạng của thi nhân lúc bấy giờ. Ta như thấy ông vẫn còn đứng lặng, đăm đắm dõi theo cánh buồm dần xa khuất trong vô vọng. Còn đâu “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân” mà chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời. Cố nhân đã đi vào khoảng trời nước xa xăm ... để lại một mình ông cô đơn trong nỗi buồn li biệt.

⇒ Tấm lòng định hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn nhìn theo một cánh buồm cô đơn của cố nhân. Cánh buồm cô đơn dần xa, thấp thoáng rồi mất hút.

Câu 3. Anh (chị) hãy tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.

  • Tâm tình của thi nhân: bịn rịn, lưu luyến, vừa cô đơn, vừa lẻ loi.
  • Trước mắt người ở lại chỉ còn hình ảnh dòng sông chảy ngang lưng trời ⇒ không gian được mở rộng đến mênh mang, càng tô đậm cảm giác hụt hẫng, trống trải, đơn côi của tác giả.

3. Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiến Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng chương trình nâng cao

Câu 1: Đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và thử chỉ ra những chỗ đạt hoặc chưa đạt.

  • Chỗ chưa đạt: mất ý "bạn cũ già" (cố nhân) và "bóng cánh buồm lẻ loi" (cô phàm)

Câu 2: Hai câu thơ đầu có phải chỉ tả cảnh hoặc tường thuật sự việc thuần túy không? Đọc kĩ các chú thích và phân tích ý nghĩa của từ “cố nhân” và cụm từ “giã từ lầu Hoàng Hạc” (từ Hoàng Hạc lâu)

  • Hai câu thơ đầu không chỉ đơn giản tả cảnh hoặc tường thuật sự việc thuần túy mà đó chính là không gian, thời gian tiễn biệt.
  • “Cố nhân”: người bạn cũ
  • "Giã từ lầu Hoàng Hạc”:
    • Nơi tiễn là lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc gắn liền với truyện thuyết Phí Văn Vi tu thành tiên và cưỡi hạc bay lên trời.
    • Nơi tiễn này tạo nên tính chất thiêng liêng cho cuộc chia li, đồng thời từ vị trí trên cao này người đưa tiễn có thể theo dõi bạn được xa hơn.

Câu 3: Hai câu thơ sau tả cảnh hay tả tình? Tự đặt ở vị trí tác giả để lí giải vấn đề, chú ý giá trị biểu cảm của các từ: “lẻ loi” (cô), “bóng cánh buồm… xa xa” (phàm viễn ảnh), “mất hút” (tận), “chỉ thấy” (duy kiến).

  • Không gian được mở rộng đến mênh mang, càng tô đậm cảm giác hụt hẫng, trống trải, đơn côi của tác giả.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời). Hãy tìm "ý tại ngôn ngoại" qua bài thơ này.

Câu 2: Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh (chị) hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.

Gợi ý trả lời

Câu 1: "Ý tại ngôn ngoại" qua bài thơ này:

  • Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tượng đối lập: người đi đến chốn phồn hoa đi hội >< người ở lại buồn bã, cô đơn.
  • Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo "bóng buồm" của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.
  • Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu "ý ở ngoài lời". Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không được nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).

Câu 2: Suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.

  • Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. Ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có người tốt và người xấu. Điều quan trọng là ta biết "chọn bạn mà chơi". Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho người mà còn chiếu sáng cho ta.

5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?