Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khái niệm về hoạt động, nhân vật và quá trình giao tiếp
- Nắm vững kĩ năng để sử dụng tiếng Việt tốt và hiệu quả trong cuộc sống
2. Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt
Câu 1
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động tiếp xúc và trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,…
- Các nhân tố:
- Nhân vật giao tiếp: người nói (viết) và người nghe (đọc)
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện và cách thức giao tiếp
- Các quá trình:
- Quá trình tạo lập văn bản do người nói (viết) thực hiện.
- Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe (đọc) thực hiện.
→ Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
Câu 2: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
| Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Các yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về từ và câu |
Ngôn ngữ nói | - Giao tiếp hằng ngày, người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp - Ngôn ngữ ít được lựa chọn, gọt giũa | - Ngữ điệu - Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ | - Khẩu ngữ; từ ngữ địa phương; tiếng lóng; biệt ngữ; trợ từ; thán từ; từ ngữ đưa đẩy, chêm xen. - Câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa |
Ngôn ngữ viết | - Người giao tiếp biết các kí hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, cách tổ chức văn bản - Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa | - Chữ viết - Dấu câu, hình ảnh minh họa, sơ đồ, bảng biểu | - Từ ngữ phổ thông, được chọn lọc, gọt giũa - Câu dài nhiều thành phần |
Câu 3:
a. Những đặc điểm cơ bản của văn bản văn học:
- Có tính thống nhất về chủ đề.
- Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự.
- Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
b. Phân tích qua một văn bản cụ thể:
- Các em chọn một trong những tác phẩm trọn vẹn đã học để phân tích, chẳng hạn một bài thơ hoặc một truyện kể... trong SGK Ngữ văn 10 mà mình thích để phân tích và chứng minh cho các đặc điểm của văn bản.
- Dưới đây là bài phân tích bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, số 43) của Nguyễn Trãi, mời các em tham khảo:
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề.
- Bài thơ Cảnh ngày hè có chủ đề (cảm hứng chủ đạo) là ngâm vịnh cảnh đẹp của thiên nhiên, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tấm lòng đối với nước, với dân.
- Toàn bài thơ đề tập trung vào việc bộc lộ cảm hứng chủ đạo.
- Câu đầu là câu mở đầu, nêu lên khung cảnh thưởng thức và miêu tả cảnh đẹp ngày hè.
- Câu thơ thứ hai đã đi vào miêu tả cảnh đẹp của ngày hè, bắt đầu là cây lựu xanh tươi, tràn đầy sức sống.
- Hai câu 3, 4 tiếp tục miêu tả cảnh cây và hoa xung quanh nhà.
- Hai câu 5, 6 vẫn tiếp tục tả cảnh ngày hè, nhưng chuyển sang cảm nhận bằng thính giác →Những âm thanh mùa hè và không chỉ của thiên nhiên mà có cả âm thanh của con người (chợ cá) làm cho cảnh ngày hè thêm sinh động. Bức tranh mùa hè qua sáu câu thơ đầu đã gợi lên một thiên nhiên tươi đẹp, với cuộc sống thái bình, no đủ của nhân dân.
- Hai câu 7, 8 kết thúc bài thơ bằng việc bộc lộ tâm trạng tác giả: đó là tâm trạng khoan khoái, thái độ ngợi ca đối với đất nước, với triều đại; đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương phải luôn quan tâm đến người dân.
- Toàn bộ bài thơ đều toát lên tình yêu thiên nhiên, tấm lòng rộng mở trước thiên nhiên và đằng sau đó là cảm hứng ngợi ca, ca ngợi đất nước thái bình, nhân dân no ấm hạnh phúc. Không một câu, một chữ nào nằm ngoài chủ đề đó. Do vậy, văn bản này thống nhất về mặt chủ đề.
- Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự.
- Trong bài thơ, các câu, các ý có mối liên kết chặt chẽ. Câu mở đầu là sự chuẩn bị cho 5 câu tiếp theo với nội dung tả cảnh ngày hè. Hai câu kết là cảm hứng tất yếu nảy sinh từ bức tranh tả cảnh, đồng thời cũng lộ ra cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt bài thơ, đó là tả cảnh để ngợi ca cuộc sống thái bình.
- Các phương tiện liên kết chính: phép đối, vần, luật... của bài thơ thất ngôn xen lục ngôn.
- Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.
- Dấu hiệu mở đầu là: câu thứ nhất.
- Về nghĩa, đây là câu thơ giới thiệu hoàn cảnh của người ngâm vịnh, báo hiệu sau đó sẽ là những câu miêu tả cảnh vật.
- Về hình thức, đây là câu thơ 6 chữ, dùng để mở đầu bài thơ bảy chữ.
- Dấu hiệu kết thúc cũng là một cặp câu thơ 6 và 7 chữ. Về nghĩa, hai câu kết mở ra một hướng mới: không miêu tả mà phát biểu cảm xúc của tác giả. Đó cũng chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
- Dấu hiệu mở đầu là: câu thứ nhất.
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Bài thơ này hướng tới đích giao tiếp là ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên, và cuộc sống thái bình.
c. Điền tên các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại sau đây
Câu 4: Đặc trưng cơ bản của hai phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
- Tính cụ thể - Tính cảm xúc - Tính cá thể | - Tính hình tượng - Tính truyền cảm - Tính cá thể hóa |
Câu 5: Trình bày khái quát về lịch sử phát triển của tiếng Việt:
- Nguồn gốc của tiếng Việt
- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
- Lịch sử phát triển của tiếng Việt
- Tiếng Việt có nguồn gốc cổ xưa, cùng với nguồn gốc dân tộc Việt, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự
- trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.
- Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn Khơme.
- Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày Thái, nhóm Mã
- Lai Nam Đảo...
- Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:
1 Tiếng Việt trong thời kì dựng nước (Thời tiền s ử).
2 Tiếng Việt dưới thời là độc lập, tự chủ (Từ TK.X đến 1858).
3 Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc (Từ 1858 1945).
4 Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
- Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:
1 Tiếng Việt trong thời kì dựng nước (Thời tiền s ử).
2 Tiếng Việt dưới thời là độc lập, tự chủ (Từ TK.X đến 1858).
3 Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc (Từ 1858 1945).
4 Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
b) Một số tác phẩm văn học Việt Nam
Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Buổi chiều đúng ở phủ Thiên Trường trông ra, Hịch tướng sĩ,
Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê Nhất thống chỉ, Bình Ngô đại cáo...
Viết bằng chữ Nôm: Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Quốc âm thi tập...
Viết bằng chữ quốc ngữ: Lão Hạc, Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá...
Câu 6: Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng:(SGK)
- Một số tác phẩm:
- Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo,...
- Viết bằng chữ Nôm: Truyện Kiều, Nhị độ mai,...
- Viết bằng chữ quốc ngữ: Lão Hạc, Chí Phèo, Tắt đèn...
Câu 6
Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng:
Về ngữ âm và chữ viết | Về từ ngữ | Về ngữ pháp | Về phong cách ngôn ngữ |
- Cần phát âm theo chuẩn - Cần viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết | - Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ - Dùng đúng nghĩa của từ - Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ - Dùng từ phù hợp với phong cách ngôn ngữ | - Câu cần đúng ngữ pháp - Câu cần đúng về quan hệ ý nghĩa - Câu cần có dấu câu thích hợp. - Các câu có liên kết - Đoạn văn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. | - Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản. |
3. Hướng dẫn luyện tập bài Ôn tập phần Tiếng Việt chương trình cơ bản
Câu sai:
1. Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công
Lỗi: Thừa từ đòi hỏi, thiếu dấu phẩy ngăn cách thành phần câu.
Sửa: Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.
2. Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước
Lỗi: Thừa từ làm, thiếu dấu phẩy.
Sửa: Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.
3. Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
Lỗi: Thừa từ nên, thiếu dấu phẩy
Sửa: Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập phần Tiếng Việt để chuẩn bị bài được chu đáo hơn trước khi đến lớp.
4. Hướng dẫn luyện tập bài Ôn tập phần Tiếng Việt chương trình Nâng cao
Câu 1: Hãy nêu những điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Gợi ý:
- Trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện tức là mô phỏng lời thoại tự nhiên như: Kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết... hoặc bài ghi lời phát biểu, nói chuyện của các nhà lãnh đạo, nhà văn hóa... Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến đổi phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.
- Mang chức năng thông tin
Câu 2: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về các chức năng của ngôn ngữ, về các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Gợi ý:
- Ngôn ngữ có hai chức năng chính : công cụ của giao tiếp và công cụ của tư duy.
- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: 4 nhân tố chính:
- Nhân vật giao tiếp: gồm người nói và người nghe.
- Nội dung giao tiếp (thông tin trong văn bản nói, viết).
- Mục đích, hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội,...
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Câu 3: Hãy nêu các yêu cầu trong việc sử dụng tiếng Việt (về ngữ âm, chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về phong cách chức năng ngôn ngữ).
Gợi ý:
-
Sử dụng tiếng Việt đúng và hay cần đạt yêu cầu về tính chính xác và tính nghệ thuật trong việc sử dụng ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng.
-
Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.
-
Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
-
Về ngữ pháp, cần viết theo đúng quy tắc cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
-
Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết theo các chuẩn mực của nó, mà còn có thể sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo những phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
-
Câu 4: Trình bày về nguồn gốc, quan hệ họ hàng và các thời kì trong quá trình phát triển của tiếng Việt.
Gợi ý:
- Tiếng Việt cũng như dân tộc Việt có nguồn gốc rất cổ xưa.
- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa rất đậm nét, xuất hiện và trưởng thành từ rất sớm, trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền văn minh nông nghiệp đạt tới một trình độ phát triển khá cao.
- Về quan hệ họ hàng của tiếng Việt: tiếng Việt thuộc họ Nam Á. Tiếng Việt có mối quan hệ gần gũi với tiếng Mường, tiếng Môn-Khmer. Ngoài họ Nam Á, tiếng Việt còn có mối quan hệ với ngôn ngữ thuộc nhóm Tày - Thái và nhóm Mã Lai - Đa Đảo.
Câu 5: Hãy nêu những đặc điểm của văn bản, văn bản nói và văn bản viết.
Gợi ý:
- Văn bản nói
- Điều kiện sử dụng:
- Đối thoại trực tiếp
- Luân phiên lượt lời
- Không gian, thời gian hạn chế
- Không được dàn dựng trước, không có cơ hội gọt giũa, kiểm tra.
- Phương tiện thể hiện:
- Âm thanh và ngữ điệu
- Phương tiện hỗ trợ: cử chỉ, nét mặt (phương tiện phi ngôn ngữ)
- Đặc điểm ngôn ngữ:
- Từ: đa dạng (khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng địa phương.)
- Ngữ: câu đối đáp, tỉnh lược, lặp.
- Điều kiện sử dụng:
- Văn bản viết
- Điều kiện sử dụng:
- Giao tiếp gián tiếp
- Không luân phiên, phản hồi ngay
- Không gian, thời gian không hạn chế
- Có điều kiện dàn dựng, được cân nhắc, gọt giũa, kiểm tra
- Phương tiện thể hiện:
- Chữ viết
- Dấu câu, kích cỡ chữ, đề mục, bố cục trình bày, bảng biểu, sơ đồ.
- Đặc điểm ngôn ngữ:
- Từ: độ chính xác cao, thuật ngữ., tránh dùng khẩu ngữ.
- Ngữ: đúng ngữ pháp, câu dài được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc...
- Điều kiện sử dụng:
Câu 6: Viết một văn bản giới thiệu về ca dao Việt Nam (qua những bài đã học) và cho biết:
- Văn bản được viết ra thuộc loại văn bản nào?
- Những nhân tố giao tiếp liên quan tới văn bản này.
- Đánh giá văn bản đó theo các yêu cầu trong việc sử dụng tiếng Việt. Nếu có lỗi thì chữa các lỗi đó.
- Trình bày văn bản đó dưới dạng nói trước lớp và chỉ ra sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết.
Gợi ý: Các em tự viết một văn bản giới thiệu về ca dao Việt Nam và lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
5. Hỏi đáp về bài Ôn tập phần Tiếng Việt
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.