Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Nói giảm nói trảnh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị tránh gây cảm giác đau buồn, thiếu lịch sự.
2. Soạn bài Nói giảm nói tránh
Câu 1. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống l...l: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a) Khuya rồi, mời bà l...l
b) Cha mẹ em l...l từ ngày em còn rất hé, em về ở với bà ngoại.
c) Đây là lớp học dành cho trẻ em l...l.
d) Mẹ đã l...l rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.
e) Cha nó mất, mẹ nó l...l, nên chú nó rất thương nó.
- a) Khuya rồi, mời bà (đi nghỉ).
- b) Cha mẹ em (chia tay nhau) từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
- c) Đây là lớp học dành cho trẻ em (khiếm thị).
- d) Mẹ đã (có tuổi) rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.
- e) Cha nó mất, mẹ nó (đi bước nữa), nên chú nó rất thương nó.
Câu 2. Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh?
a1) Anh phải hoà nhã với hạn hè!
a2) Anh nên hoà nhã với hạn hè!
b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay!
b2) Anh không nên ở đây nữa!
c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng!
c2) Cấm hút thuốc trong phòng!
d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
d2) Nó nói như thế là ác ý.
e1) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.
e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
- Các câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh: (a2), (b2), (C1), (d1), (e2). Những câu còn lại không sử dụng cách nói giảm nói tránh.
Câu 3. Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ phải nói “Bài thơ của anh dở lắm’’ thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm’’. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.
- Cô ấy không được đẹp lắm.
- Anh hát chưa được tốt lắm.
- Có vẻ dạo này cậu không được siêng cho lắm.
- Về môn Toán, em cần phải cố gắng nhiều đấy.
- Thằng út nhà bác cần phải được dạy dỗ thêm.
Câu 4. Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
- Không nên dùng cách nói giảm nói tránh trong trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng.
Để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn và nắm bài kĩ hơn các em tham khảo bài giảng Nói giảm nói tránh.
3. Hỏi đáp về bài Nói giảm nói tránh
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.