Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài, tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có nội tâm
- Dàn ý bài văn nghị luận gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
- Thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ
- Kết bài: Mở rộng hoặc giải quyết vấn đề
2. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Sau đây là một đề văn: Ngữ liệu SGK trang 91
- Gợi ý:
Bổ sung các ý còn thiếu
- Các ý còn thiếu:
- Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người
- Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài và đức
- Lập dàn ý cho bài văn
- Mở bài: Giới thiệu lời dạu của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thân bài:
- Giải thích khái niệm tài và đức
- Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân
- Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?
- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 2: Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây: Ngữ liệu SGK trang 91
- Gợi ý
- Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Vì thế, tục ngữ có câu:"Cái khó bó cái khôn"
- Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chưa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.
- Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- "Cái khó": những khó khăn trong thực tế cuộc sống
- "Cái khôn": khả năng suy nghĩ sáng tạo
- "bó" là sự trói buộc, kìm hãm
- Câu tục ngữ đúc kết một thực tế là: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.
- Câu tục ngữ có mặt đúng, cũng có mặt không đúng
- Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiều)
- Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh.
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ
- Khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, nhưng không quá lệ thuộc vào những điều kiện đó, phải biết lường trước những khó khăn
- Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ
- Gặp hoàn cảnh khó khắn cần phải quyết tâm khắc phục
- Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản thân, giúp ta thành công trong cuộc sống.
- Mở bài:
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lập dàn ý bài văn nghị luận để nắm những kiến thức trọng tâm của bài học.
3. Hỏi đáp về bài Lập dàn ý bài văn nghị luận
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.