Lập dàn ý bài văn nghị luận

Để giúp các em viêt một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học chỉn chu hơn, hay hơn. Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Lập dàn ý bài văn nghị luận. Hi vọng, sau bài học này các em biết cách lập dàn ý cho một bài văn nghị luận để có thể viết một bài văn nghị luận hay hơn và không bỏ sót kiến thức.

Tóm tắt bài

1.1. Tác dụng của việc lập dàn ý

  • Khái niệm: Là việc lựa chọn, sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của bài văn
  • Tác dụng:
    • Giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu cần triển khai
    • Bao quát được phạm vi, mức độ nghị luận
    • Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý bỏ sót hoặc ý không cân xứng

1.2. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

a. Tìm ý cho bài văn

  • Tìm ý và hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn
    • Xác định luận đề:
      • Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
    • Xác định luận điểm: 3 luận điểm chính
      • Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người
      • Sách mở rộng những chân trời mới
      • Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.
    • Xác định các luận cứ cho luận điểm
      • Luận điểm 1: 3 luận cứ
        • Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người
        • Sách là kho tàng tri thức
        • Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian (biết được quá khứ, hiện tại, biết được nhiều nơi trên thế giới...)
      • Luận điểm 2: 2 luận cứ
        • Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội
        • Sách là người bạn, người thầy, sách tốt giúp ta hoàn thiện nhân cách
      • Luận điểm 3: 2 luận cứ
        • Đọc và học theo sách tốt, phê phán sách xấu. Học những điều hay trong sách và học trong thực tế cuộc sống
        • Tạo thói quen lựa chọn, đọc và học theo sách tốt

b. Lập dàn ý

  • Sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã xác định vào bố cục
    • Mở bài
      • Giới thiệu vấn đề, có thể mở bài trực tiếp hoặc dán tiếp
    • Thân bài
      • Sắp xếp luận điểm, luận cứ đã tìm được theo một trình tự khoa học
        • Luận điểm 1: luận cứ 1, 2,3
        • Luận điểm 2: luận cứ 1, 2,3
        • Luận điểm 3: luận cứ 1, 2,3
    • Kết bài
      • Kết bài đóng là khái quát lại vấn đề
      • Kết bài mở, mở rộng, nâng vấn đề lên thành một khía cạnh khác để người đọc suy ngẫm

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: "Có ý kiến cho rằng tàn phá rừng là tự thắt cổ mình"

Quan điểm của anh (chị) như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài viết

Gợi ý làm bài

  • Các em có thể tham khảo dàn bài gợi ý dưới đây
    • Mở bài
      • Rừng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với môi trường, với cuộc sống của nhân loại
      • Trích dẫn ý kiến nêu ở đề bài
    • Thân bài
      • Tàn phá rừng là tàn phá nguồn tài nguyên phục vụ con người
      • Tàn phá rừng là tàn phá môi trường sống của nhiều loại động - thực vật
      • Tàn phá rừng là hủy hoại môi trường trầm trọng
    • Kêt bài
      • Tàn phá rừng là tự làm hại mình
      • Trách nhiệm bảo vệ rừng của mọi người.

3. Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận

Để nắm vững cách lập dàn ý cho một bài văn nghị luận hơn, các em có thể tham khảo bài soạn Lập dàn ý bài văn nghị luận.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?