Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nghệ thuật
- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng.
-
Ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
1.2. Nội dung
-
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp.
-
Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
2. Soạn bài Cô Tô
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1. Bài văn Cô Tô có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung cùa mỗi đoạn là gì?
- Bài Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: (Từ đầu đến "mùa sóng nơi đây": miêu tả toàn cảnh Cô Tô sau cơn bão.
- Đoạn 2: (Tiếp theo đến "nhịp cánh": vẽ lên cảnh mặt trời mọc trên biển.
- Đoạn 3: (Còn lại): nhà văn tái hiện bức tranh sinh hoạt nhộn nhịp, yên bình của ngư dân quanh giếng nước ngọt đảo Thanh Luân.
- Ba đoạn văn có thể coi là ba bức tranh đẹp, sinh động và tươi sáng. Cũng có thể coi đây chỉ là một bức tranh được nhìn từ ba góc độ, đó là cảnh sắc và cuộc sống nơi hòn đảo Cô Tô. Dưới con mắt tinh tế và ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sự vật, con người nơi đây hiện lên thật đẹp và đầy sức sống.
Câu 2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài.
- Khung cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão được miêu tả có một vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống.
- Nét tươi tắn ấy toát lên từ hàng loạt hình ảnh: cây cối xanh mượt, nước biển lam biếc, cát vàng giòn, mẻ cá nặng lưới...
- Những tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn được đặt san sát nhau (có câu văn có tới ba từ) gợi lên một bức tranh tươi sáng, đặc sắc.
- Bên cạnh đó là cấu trúc nhấn mạnh liên tiếp: thêm, hơn, hơn nữa...
→ Những yếu tố đó làm giọng điệu câu văn trở nên sôi nổi, hào hứng. Chính cảm giác phấn hứng của tác giả ẩn giấu trong giọng điệu câu văn là bằng chứng thuyết phục nhất khẳng định vẻ đẹp của đảo Cô Tô vào một buổi sáng sau cơn bão.
- Vẻ đẹp được quan sát từ điểm nhìn trên cao (nóc đồn), nên cảnh được nhìn bao quát, toàn diện bằng một con mắt háo hức, say mê, yêu mến của nhà văn → cảnh tươi tắn, sinh động. Vẻ đẹp này không hoang dã mà gắn liền với cuộc sống của con người, đẹp thêm nhờ sự có mặt của con người.
Câu 3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ở đây.
- Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển thực sự là một bức tranh hùng vĩ, giàu chất thơ. Nhà văn đã dùng những từ ngữ tả hình dáng: "tròn trĩnh", "đầy đặn", kết hợp với những từ miêu tả sự chuyển động: "nhú lên", "đặt lên", "tiến ra", "chao đi chao lại", "là là nhịp cánh"... và đặc biệt là những từ ngữ chỉ màu sắc: "hồng đào thăm thẳm", "ửng hồng"; "màu ngọc trai", "chất bạc nén".
- Bức tranh của đảo Cô Tô sáng trong, rạng ngời do tác giả rất tài tình trong việc sử dụng những gam màu sáng: hồng, trắng dịu (màu ngọc trai), trắng bạc (bạc nén). Sự kết hợp ấy khiến bức tranh phong cảnh vừa rực rỡ vừa sống động.
- Trong đoạn này, Nguyễn Tuân đã sử dụng rất đắc địa biện pháp so sánh: "Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi"; mặt trời như "quả trứng hồng đào thăm thẳm và đường bệ"; chân trời thì như "một mâm bạc"... Những hình ảnh liên tưởng của ôn rất độc đáo, chưa từng gặp trong bất cứ tác phẩm nào trước đó. → Bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ, kì bí, lớn lao, vừa gần gũi, thân thuộc.
Câu 4. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?
- Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:
- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.
→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cô Tô để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.
Gợi ý:
- Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):
- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên - màu sắc của không gian.
- Mặt trời nhú dần lên như thế nào - lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo.
- Không gian cảnh vật lúc mặt trời lên.
Câu 2. Chép lại và học thuộc đoạn văn (từ Mặt trời nhú lên dần dần đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh).
- HS chép và học thuộc.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Cô Tô
Văn bản Cô Tô là phần cuối trong bài kí cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo. Để thấy và cảm nhận sâu sắc được những điều đẹp đẽ đó, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
5. Hỏi đáp về văn bản Cô Tô
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.