Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
-
Khái niệm từ xưng hô
-
Bảng thống kê các đại từ xưng hô ở địa phương
-
Cách xưng hô
-
Hoàn cảnh sử dụng
2. Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
Câu 1: Xác định từ xưng hô trong hai đoạn trích sau. Trong các đoạn trích này, những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương.
a) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:
– U đi đâu từ lúc non chưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
-
Trong hai đoạn trích trên, có:
-
Từ toàn dân: Mẹ, thằng, tôi, con.
-
Từ địa phương: U.
-
Biệt ngữ: mợ
-
Câu 2: Tìm các từ xưng hô địa phương và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết.
a. Từ ngữ xưng hô địa phương
-
Các đại từ xưng hô (Đại từ trỏ người)
-
Ngôi thứ I: tui, choa, qua, tao, ...
-
Ngôi thứ II: mi, bọn, mi…
-
Ngôi thứ III: hắn, nó, bọn hắn, quân nớ,…
-
-
Các danh từ xưng hô lâm thời
-
Chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: cố, ông, mệ, bá, thầy, bọ, thầy, bu, ba, tía, u, bầm, để, mạ, má, mệ, eng, ả, vú, đẻ … bác, dì, cô,…
-
Chỉ quan hệ xa: ổng, (ông ấy), bá, bả (bà ấy,cô ấy), ảnh 9anh ấy), chỉ (chị ấy)…
-
b. Cách xưng hô
-
Ông – nội (ngoại): Cháu – con
-
Bà nội (ngoại):Cháu – con
-
Dượng – chú: Cháu – con
-
Em gái với con của anh trai: Cô - cháu (con) hay O – cháu.
-
Người ngoài gia đình là nam có tuổi tương đương với em trai của cha hoặc mẹ mình: Chú - cháu (con) hoặc cậu - cháu (con).
Câu 3: Từ xưng hô ở địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
-
Dùng trong phạm vi gia đình, người cùng địa phương
-
Ví dụ: người Nghệ Tĩnh dùng ông, choa,… ở phạm vi cùng quê, còn dùng ở miền Bắc hoặc miền Nam sẽ gây khó hiểu.
-
Câu 4: Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định trong bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài "Chương trình địa phương" ở học kì I và cho nhận xét.
-
Hầu hết các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt đều dùng để xưng hô
-
Trong tiếng Việt, người ta còn dùng các đại từ, các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng hô.
-
Danh từ chỉ quan hệ XH: bạn, đồng chí, đồng hương,…
-
Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp: Bộ trường, giám đốc, sếp, thầy cô, bác sĩ…
-
Ngoải ra, để hiểu hơn về bài học các em tham khảo thêm phần bài giảng Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
3. Hỏi đáp về bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.