Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
- Trong giao tiếp cần sử dụng các phương châm cho phù hợp để đạt mục đích cao.
2. Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiết 2)
Câu 1. Trong kho tàng tục ngữ cao dao Việt Nam có nhiều câu ca dao tục ngữ, qua đó ông cha ta khuyên dạy chúng ta điều gì?
- Khuyên ta nên suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp.
- Khuyên chúng ta có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
- Ví dụ một số câu ca dao, tục ngữ:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Một điều nhịn là chín điều lành.
Câu 2. Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? cho ví dụ?
- Phép tu từ nói giảm, nói tránh có liên quan tới phương châm lịch sự.
- Ví dụ:
- Chị em không có duyên thay cho chị xấu.
- Bài hát không đến nỗi nào thay cho bài hát chưa hay.
Câu 3. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
a. Nói mát — Phương châm lịch sự.
b. Nói hợt — Phương châm lịch sự.
c. Nói móc — Phương châm lịch sự.
d. Nói leo — Phương châm lịch sự.
e. Nói ra đầu ra đũa — Phương châm cách thức.
Câu 4. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi hải dùng những cách nói như:
a. "Nhân tiện đây xin cho hỏi": Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi. (Phương châm quan hệ).
b. "Cực chẳng đã...thành thực mà nói...": Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói. (Phương châm lịch sự).
c. "Đừng nói leo...đừng nói cái giọng đó với tôi": Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng. (Phương châm lịch sự).
Câu 5. Giải thích nghĩa các câu thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, thô bạo Nói mát — Phương châm lịch sự.
- Nói như đấm vào tai: nói dở, khó nghe, gây ức chế — Phương châm lịch sự.
- Điều nặng tiếng nhẹ: nói dai, trách móc, chì chiết — Phương châm lịch sự.
- Nửa úp nửa mở: nói không rõ ràng, khó hiểu — Phương châm cách thức.
- Mồn lao mép giải: nhiều lời, nói lấy được bấp chấp phải trái — Phương châm lịch sự
- Đánh trống lảng: cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi — Phương châm lịch sự.
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói thô thiển, kém tế nhị — Phương châm lịch sự.
Để nắm rõ hơn bài học Các phương châm hội thoại các em tham khảo thêm bài giảng Các phương châm hội thoại (tiết 2).
3. Hỏi đáp về bài Các phương châm hội thoại (tiết 2)
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Ví dụ vi phạm phương châm về lượng
Tìm 3 ví dụ vi phạm phương châm về lượng
-
Cho ví dụ phương châm về chất
Cho ví dụ phương châm về chất?
-
Phương châm hội thoại quan trọng nhất là gì
Phương châm hội thoại quan trọng nhất là gì?
-
Tình huống hội thoại của câu Ông nói gà bà nói vịt
Trong tiếng việt , ông nói gà bà nói vịt? Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Qua đó có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp?
m.n giúp mk zs ạk