Soạn bài Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung văn bản

1.1. Nghệ thuật

  • Kết cấu chặt chẽ, độc đáo
  • Ẩn dụ sử dụng qua hệ từ
  • Ngôn ngữ giản dị,thuần việt
  • Biểu cảm ẩn kín qua ẩn dụ

1.2. Nội dung

  • Miêu tả bánh trôi nước
  • Phản ánh thân phận và phẩm chất người phụ nữ trong xã hội cũ, trân trọng vẻ đẹp của họ
  • Cảm thông cho số phận của họ.

2. Soạn bài Bánh trôi nước

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Thể thơ của bài Bánh trôi nước?

  • Thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật): gồm có 4 câu thơ, mỗi câu 7 tiếng, ngắt nhịp 4/3 truyền thống, gieo vần chân ở câu 1 - 2 – 4.

Câu 2: Nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước?

  • Nghĩa thức nhất: bánh trôi nước được miêu tả chân thực với hình dáng tròn, màu trắng, trạng thái khi luộc chín sẽ có màu trắng, hình dáng phụ thuộc vào người nặn bánh.
  • Nghĩa thứ hai: người phụ nữ được miêu tả xinh đẹp, khỏe mạnh, hoàn hảo.

Câu 3: Nghĩa nào là nghĩa chính quyết định giá trị của bài thơ?

  • Nghĩa thứ hai là nghĩa chính quyết định giá trị bài thơ: thể hiện thân phận của người phụ nữ bấp bênh, trôi nổi, sắt son, thủy chung.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1.

  • Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
    • Nhận dạng
      • Số câu: 4
      • Số chữ trong mỗi dòng thơ: 7 chữ.
      • Hiệp vần: chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần "on": "tròn" – "non" – "son".

Câu 2.

  • Với nghĩa thứ nhất
    • Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng.
      • Bánh có màu trắng của bột,
      • Bánh được nặn thành những viên tròn,
      • Bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít).
      • Bánh luộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
  • Với nghĩa thứ hai
    • Hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
      • Hình thức: xinh đẹp
      • Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
      • Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
  • Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính.
    • Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai.
    • Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

 Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bánh trôi nước  do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp để nắm vững được những kiến thức cần đạt khi học tiết văn này.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 bắt đầu bằng hai từ ‘Thân em’. Từ đó tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với những câu hát than thân.

  • Những câu hát than thân mở đầu bằng hai từ ‘Thân em’.

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

 

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

 

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

  • Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ
    • Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
    • Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.
  • Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Bánh trôi nước

Một số bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các em tập làm quen, biết cách lập dàn bài và viết bài văn biểu cảm đối với dạng đề nêu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, tập 1.

 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?